Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 7 năm 2013 | 8:39

Bài 16: Tòa án hủy tư cách Chủ tịch HĐQT Bicico đối với Phó tổng GĐ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

KTNT- Không chỉ bị “tố” khai man năm tuổi để được “ở lại” thêm 02 năm, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Bicico vừa bị Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định hủy toàn bộ nghị quyết và kết quả Đại hội cổ đông bất thường ngày 29/9/2012– nơi mà ông Tuấn được “bầu” làm Chủ tịch HĐQT.

BÀI LIÊN QUAN:

>> Bài 1: Ai chỉ đạo Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever?
>> Bài 2: Nhiều uẩn khúc trong việc cách chức một giám đốc
>> Bài 3: Thêm bằng chứng vụ “Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever”

>> Bài 4: Unilever Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý vi phạm
>> Bài 5: Bộ Công Thương chỉ đạo làm rõ việc Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever
>> Bài 6: Bộ Công an đề nghị Bộ Công thương thanh tra vụ “bán trộm nguyên liệu tại Bicico”
>> Bài 7: Bộ Công thương sẽ “tăng tốc” xử lý vụ bán nguyên liệu tại Bicico
>> Bài 8: Vụ bán “trộm” nguyên liệu tại Bicico: Tiết lộ “động trời” của “người trong cuộc”!
>> Bài 9: Về vụ Bicico: Thanh tra Bộ Công thương “phớt lờ” đề nghị của Bộ Công an
>> Bài 10: Tiếp vụ Bicico: Bộ Công an sai hay Bộ Công thương cố tình bao che (?!)
>> Bài 11: Viết tiếp vụ Bicico: 463 phuy nguyên liệu của Unilever được “tuồn” ra ngoài như thế nào?
>> Bài 12: Tại Công ty Bicico: Lợi dụng công đoàn gây sức ép cho cấp trên?
>> Bài 13: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất bị “tố” khai man tuổi
>> Bài 14: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoá chất VN gian dối tổ chức và cấp trên?
>> Bài 15: Những bất thường trong hồ sơ hộ tịch của PTGĐ Tập đoàn Hóa chất VN Trịnh Anh Tuấn


“Ngộ quyền”

Xét đơn yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết số 01/NQ-ĐHCĐCĐ/2012 ngày 29/9/2012 của bà Vương Ngọc Lan (Phó Tổng giám đốc Bicico), ông Nguyễn Đình Minh (cổ đông Bicico) và ông Bùi Văn Hiệp (Kế toán trưởng Bicico), ngày 16/5/2013, Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm về việc kinh doanh thương mại theo Quyết định thụ lý số 349/TLST-KDTM ngày 21/12/2012 do Thẩm phán Vũ Thị Hòa, Chủ tọa phiên tòa.



Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra quyết định hủy toàn bộ
Nghị quyết số 01/ĐHĐCĐ-NQ/2012 và kết quả Đại hội đồng
cổ đông bất thường ngày 29/9/2012 của Công ty Bicico.


Bản án số 549/2013/QĐST-KDTM ngày 16/5/2013 của TAND TP.Hồ Chí Minh cho rằng: Theo quy định tại Điều 97, Luật Doanh nghiệp và Điều 12, Điều lệ Công ty Bicico thì “Đại hội cổ đông phải họp thường niên mỗi năm một lần trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính và theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính”. Thực tế, Công ty Bicico chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên theo hạn định và cũng không chứng minh đã được cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn, vì vậy, việc Công ty Bicico tiến hành đại hội cổ đông bất thường với lý do “vì lợi ích công ty”  là không đúng pháp luật.

Bản án 549 nhấn mạnh, với tư cách của ông Trịnh Anh Tuấn đã thay mặt HĐQT của Công ty Bicico để ký thông báo mời họp và làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 29/9/2012 là không đúng, vì lúc này, ông Tuấn chưa đủ tư cách làm Chủ tịch HĐQT Công ty Bicico.

Không chỉ “ngộ quyền”, ông Tuấn với tư cách là “chủ tọa” đã điều hành Đại hội cổ đông bất thường vi phạm một loạt trình tự, thủ tục. Cụ thể, Bản án 549 chỉ rõ: Việc thông qua chương trình và nội dung cuộc họp phải căn cứ vào khoản 3, Điều 103 và khoản 3, Điều 104, Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào Thẻ biểu quyết, chương trình Đại hội đã không có phần lấy ý kiến biểu quyết như: Đồng ý, không đồng ý và không có ý kiến… Mặc dù, chỉ đạt kết quả biểu quyết là 63,18% nhưng chủ tọa cuộc họp đã không thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 102 Luật Doanh nghiệp.

Theo điểm a, khoản 3, Điều 104, Luật Doanh nghiệp quy định, Ban kiểm phiếu phải được số cổ đông ít nhất 65% chấp thuận, tuy nhiên, kết quả biểu quyết chỉ đạt 63,26%, như vậy, Ban kiểm phiếu không được Đại hội thông qua và hiển nhiên, không hợp lệ.

Căn cứ theo khoản 3, Điều 104, Luật Doanh nghiệp và điểm c, khoản 1, Điều 19, Điều lệ Công ty Bicico thì Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu, tuy nhiên, việc bầu thành viên HĐQT chỉ đạt tỷ lệ 63,26%. Vì vậy, việc chủ tọa cuộc họp đồng ý thông qua bầu các thành viên HĐQT là không đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 19, Điều lệ Công ty, việc HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc Đặng Hồng Hải phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tuy nhiên, Nghị quyết HĐQT số 06/NQ-HĐQT/2012 ngày 09/10/2012 do ông Trịnh Anh Tuấn ký thay mặt HĐQT bổ nhiệm ông Hải giữ chức Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2012-2017 là không đúng quy định của pháp luật.

Từ những sai phạm trên, TAND TP.Hồ Chí Minh quyết định, hủy toàn bộ Nghị quyết số 01/ĐHĐCĐ-NQ/2012 và kết quả Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 29/9/2012 của Công ty Bicico để tiến hành lại Đại hội đồng cổ đông theo đúng quy định pháp luật. Các quyết định của HĐQT Công ty Bicico được thành lập theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 29/9/2012 không có giá trị pháp lý.

Trù dập người tố cáo

Bất chấp những hiểm nguy và không màng quyền lợi cá nhân, hơn 4 năm qua,  bà Vương Ngọc Lan và ông Bùi Văn Hiệp đã đi đầu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch nội bộ Công ty Bicico. Kết quả là, C48 Bộ Công an đã ra kết luận về việc ông Đặng Hồng Hải, Tổng giám đốc Bicico về tội “có dấu hiệu tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; hiện Bộ Công an cũng đang vào cuộc điều tra vụ bán trộm nguyên liệu tại Bicico; Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh cũng vừa tuyên hủy Nghị quyết đại hội cổ đông trái luật tại Bicico… Những đóng góp đó không những không được tuyên dương mà ngược lại, những người tố cáo liên tục bị đe dọa, hành hung.

Trong khi bà Lan, ông Hiệp đang được Cơ quan điều tra mời cung
cấp chứng cứ về vụ “bán trộm nguyên liệu” và bằng chứng “khai man tuổi”
thì ông Trịnh Anh Tuấn ban hành một loạt quyết định “không bổ nhiệm lại”
bà Lan, ông Hiệp.


Nhằm trấn áp những người dám đứng lên tố cáo sai phạm, không đắn đo do dự, ngày 11/6/2013, ông Trịnh Anh Tuấn ký ngay Nghị quyết số 14/NQ-HĐQT/2013 về việc: “Không tái bổ nhiệm lại bà Vương Ngọc Lan giữ chức Phó Tổng giám đốc và ông Bùi Văn Hiệp làm kế toán trưởng Công ty nhiệm kỳ 2012 - 2017”. Tiếp đến, ngày 13/6/2013, ông Trịnh Anh Tuấn tiếp tục ký 02 Quyết định số 07 và 08/QĐ-HĐQT/2013 về việc không bổ nhiệm bà Lan và ông Hiệp, 02 văn bản này có hiệu lực từ ngày ký.

Đến ngày 16/6/2013, một số đối tượng “giấu mặt” đã gọi điện đến gia đình bà Lan đe dọa, chửi bới “vì giám tố cáo” khiến bố đẻ bà Lan hơn 80 tuổi bị “sốc nặng” phải nhập viện điều trị dài ngày.
Căn cứ để ông Trịnh Anh Tuấn ký quyết định “không tái nhiệm” là Biên bản họp HĐQT ngày 11/6/2013 và Tờ trình số 131/TTr-HCVS/2013 ngày 17/5/2013 của Tổng giám đốc. Những văn bản này có nội dung: Bà Lan, ông Hiệp từ năm 2009 đến nay, với quan điểm không muốn phát triển sản xuất kinh doanh, đi ngược lại chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác cổ phần hoá doanh nghiệp, không trung thực, thậm chí có hành động vu khống, dựng chuyện để kiện Tổng giám đốc ra Toà... Đồng thời, Công ty không có nhu cầu bố trí Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Kế toán trưởng.

Như vậy, hiện Công ty Bicico đang hoạt động mà không có Kế toán trưởng, vi phạm Điều 2, Điều 4; khoản 2, Điều 48 Luật Kế toán năm 2003; khoản 1, Điều 2; khoản 1 và 2 Điều 37 Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ.

Đặc biệt, đến ngày 13/6/2013, ông Trịnh Anh Tuấn mới ký Quyết định “không bổ nhiệm lại” bà Lan và ông Hiệp nhiệm kỳ III (2012 – 2017). Như vậy, các văn bản, quyết định có tên, chữ ký, chức vụ của bà Lan, ông Hiệp từ ngày 29/9/2012 đến ngày 13/6/2013 là không có giá trị pháp lý (?!) Những văn bản này cần phải được hủy bỏ nếu quyết định “không bổ nhiệm lại cán bộ” của ông Trịnh Anh Tuấn có hiệu lực. 

 Không thừa nhận những khuyết điểm, sai phạm của mình, ông Trịnh Anh Tuấn còn có nhiều hành động được cho là trù dập người tố cáo. Vụ việc này, cần sớm được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm mình.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Điều 17, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định về Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức ghi rõ:

1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thẩm quyền quản lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản.

2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ được quy định tại Khoản 4 Điều 37 của Luật tố cáo.



Nhóm PV Điều tra

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top