Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 1 năm 2015 | 7:49

Bài 17: Chỉ đạo chồng chéo, dân biết tin ai?

Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về việc chấm dứt hoạt động của các lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh này.

 

>> Bài 16: Hàng trăm doanh nghiệp cầu cứu… Chính phủ

>> Bài 15: Bác nguyện vọng của doanh nghiệp

>> Bài 14: Bình Dương quyết “khai tử” hàng trăm doanh nghiệp?

>> Bài 13: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thất hứa?

>> Bài 12: Bình Dương: “Bình chân như vại” trước chỉ đạo của Chính phủ!

>> Bai 1: Khối tài sản “khủng” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

>> Bài 2: Sự mập mờ khiến dư luận nghi ngờ

>> Bài 3: Sai phạm từ đầu nhưng chính quyền làm ngơ?

>> Bài 4: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai, trốn thuế?

 

Qua kiểm tra, khảo sát một số cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman tại phường Bình Khánh (thị xã Tân Uyên), ông Nguyễn Trần Nam kết luận: Việc chấm dứt lò gạch Hoffman của Bình Dương là đúng luật, đúng quy trình; các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch hiểu sai về Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nam khẳng định, quyết định này rất rõ ràng nhưng các cơ sở, doanh nghiệp hiểu sai đến năm 2016, 2018 là không đúng, mà là trước đó.

 

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm (vị trí thứ 3 từ phải sang). Ảnh: Internet

 

Trách nhiệm thuộc về ai?

Nhiều chủ cơ sở, doanh nghiệp bức xúc: Chúng tôi đã chấp hành việc chuyển đổi công nghệ theo chủ trương của Chính phủ từ thủ công sang công nghệ Hoffman, theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 1-8-2001 (về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết hợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hóa để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguyên vật liệu, thị trường nhân lực, nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên). Trong lúc tất cả chúng tôi thực hiện việc xây dựng lò chuyển đổi, thì UBND tỉnh cũng như chính quyền địa phương không có ý kiến gì. Họ để chúng tôi bỏ tiền ra để chuyển đổi xây dựng lò mà không yêu cầu chúng tôi phải thay, hoặc đổi giấy phép hành nghề (chứng nhận đăng ký kinh doanh). Bây giờ chính quyền, cơ quan chức năng lại cho là chúng tôi hoạt động sản xuất không phép, sai phép, để dẹp bỏ chấm dứt, cưỡng chế là sao? Việc này có đúng pháp luật? Trong lúc Nhà nước vẫn thu thuế chúng tôi từ đó đến nay, cung cấp điện cho chúng tôi hoạt động sản xuất...

Chủ cơ sở sản xuất gạch Tân Thành ở thị xã Tân Uyên cho biết, năm 2002, UBND tỉnh Bình Dương kêu gọi, thu hút đầu tư vùng sâu, vùng xa cho phép các lò sản xuất gạch về huyện Tân Uyên (nay là thị xã Tân Uyên) để sản xuất gạch, nên tất cả các cơ sở, doanh nghiệp chúng tôi đến đây sinh sống, mua đất để xây dựng lò gạch và biến huyện Tân Uyên trở thành địa phương có số lò sản xuất gạch nhiều nhất tỉnh Bình Dương. Nay vừa mới lên thị xã, chính quyền đã cho rằng phải dẹp ngay lò gạch trong khu dân cư, thị tứ, có phải là quá bất công. Nếu thực hiện lộ trình thì chính quyền phải lập quy hoạch để chúng tôi chuyển đến nơi mới và phải có thời gian chứ dẹp ngay, dẹp hẳn thì chúng tôi sống bằng gì? Sau khi cưỡng chế vào ngày 30-6-2014, UBND tỉnh đã có họp báo và hứa đào tạo, tổ chức, dạy nghề, sắp xếp việc làm, hỗ trợ cho công nhân, người lao động lâu nay làm việc ở đây (nay mất việc làm). Nhưng trên thực tế đến nay chưa có một cán bộ, cơ quan nào đến từng lò gạch để lên danh sách, lập kế hoạch. Người lao động, công nhân họ phải bám vào lò gạch để mưu sinh cho cuộc sống hằng ngày, nay dẹp họ phải sống bằng gì? Như thế này mà UBND tỉnh cho là đúng quy hoạch sao?

 

Sau khi UBND tỉnh Bình Dương cương quyết chấm dứt hoạt động, nhiều cơ sở sản xuất gạch Hoffman nợ nần chồng chất, phá sản.

 

Một chủ lò gạch khác bức xúc: Từ trước đến nay, tỉnh không hề mời chúng tôi, gặp gỡ tiếp xúc các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman để hỏi han, tâm tư, nguvện vọng của doanh nghiệp cũng người lao động như thế nào về diễn biến, tình hình sản xuất của lò gạch Hoffinan. Chính quyền tỉnh Bình Dương cũng như Bộ Xây dựng xa rời dân quá! Lạnh lùng quá! Họ coi sự sống còn của cơ sở, doanh nghiệp và hàng chục ngàn người lao động nhẹ nhàng quá! Họ chỉ đạo “khai tử” lò gạch Hoffman mà không một chút đắn đo, suy ngẫm. Thay vì xem xét, chỉ đạo hướng dẫn khắc phục để tạo điều kiện cho lò gạch hoạt động, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn công nhân có việc làm, chính quyền có nguồn thu thì họ lại quyết định để dân nợ nần chồng chất, phải lâm vào cảnh vỡ nợ, phá sản.

 

Tỉnh lừa dân?

UBND tỉnh Bình Dương cho rằng, đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 114 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman và tất cả những nơi này đều có vi phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh không phép, xây dựng trái phép; vi phạm quy hoạch ngành nghề sản xuất công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất; vi phạm quy định về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường…

Ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương cho biết: Lộ trình chấm dứt hoạt động đối với lò Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương vào 30-6-2014, sau 2 lần gia hạn (kéo dài 4 năm kể từ năm 2010). Nhưng đến ngày 17-9-2014 mới có 30/114 cơ sở doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, chiếm 26% và vẫn còn hoạt động 84/114, chiếm 74%. “Sau khi có chủ trương chấm dứt hoạt động năm 2012, nhiều cơ sở sản xuất gạch Hoffman đã kiến nghị, phản ánh đến Bộ Xây dựng. Và Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác đi khảo sát thực tế, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và có kết luận”, ông Tài nói.

Tuy nhiên, các chủ sở sở ở đây lại nói: “Mấy ổng nói vậy là sai sự thật, vì trong thực tế ở đây có trên 200 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman”.

Vào năm 2012 - 2013, chấp hành thực hiện việc chuyển đổi công nghệ, các cơ sở chuyển từ lò gạch thủ công sang công nghệ Hoffman theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 1-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trong lúc tất cả cơ sở, doanh nghiệp chúng tôi vay vốn từ ngân hàng để xây dựng lò gạch Hoffman thì Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung chỉ đạo cho tất cả các huyện in sẵn mẫu cam kết, tự nguyện chấm dứt hoạt động lò gạch Hoffman đến thời hạn là 30-6-2014. Cơ sở, doanh nghiệp nào ký vào thì tiếp tục cho xây. Cơ sở, doanh nghiệp nào không ký thì chấm dứt ngay thời điểm này. “Với tình hình hiện tại quá éo le, vì sự sống còn của cơ sở, doanh nghiệp nên buộc lòng tất cả chúng tôi phải ký vào cam kết, nếu không ký thì chết ngay không còn lựa chọn nào khác”. Từ đây, UBND tỉnh Bình Dương căn cứ vào và báo cáo với Chính phủ, Bộ Xây dựng là chúng tôi đã chấp hành chấm dứt theo lộ trình của tỉnh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung (nay đã nghỉ hưu)

 

Trong lúc Chính phủ có các quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman ổn định, hoạt động đến năm 2018-2020 mới chấm dứt gạch nung, để thực hiện lộ trình gạch không nung của Chính phủ, như: Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 1-8-2001 và Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22-8-2014, cùng Công văn số 896/BXD-VLXD ngày 01/06/2012 của Bộ Xây dựng thì UBND tỉnh Bình Dương lại có Thông báo số 169/TB-UBND ngày 2-7-2012 của Chủ tịch tỉnh Bình Dương và Thông báo số 208/TB-UBND ngày 25-9-2014 của Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm đều là chỉ đạo chấm dứt hoạt động lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh với lý do là tỉnh đã có lộ trình riêng.

Như vậy thì các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đều ra và có trước, các thông báo của UBND tỉnh Bình Dương. Vậy thử hỏi, như thế này thì thông báo của UBND tỉnh có hiệu lực cao hơn các quyết định của Thủ tướng và Bộ Xây dựng chăng ? UBND tỉnh Bình Dương đã có lộ trình riêng mà không cần quan tâm đến chỉ đạo, điều này có phù hợp với quy định về mặt điều hành quản lý Nhà nước không? Người dân phải nghe ai và chấp hành lệnh của cấp nào?

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin.

Nhóm PV điều tra

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top