Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 7 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 6 năm 2015 | 1:11

Bài 18: Chính quyền tỉnh Bình Dương “gài” chúng tôi!

Đó là tiếng kêu bất bình của đại diện hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Suốt từ năm 2014 đến nay, họ luôn phải sống trong cảnh hồi hộp, căng thẳng, lo lắng hết sức vì chính quyền địa phương buộc chấm dứt hoạt động các lò gạch Hoffman, trong khi đó họ chưa thể tìm được nguồn vốn để trả nợ ngân hàng hàng trăm tỷ đồng và không biết làm sao để giải quyết sinh kế cho hàng chục nghìn lao động trong thời gian tới.

>> Bài 17: Chỉ đạo chồng chéo, dân biết tin ai?

>> Bài 16: Hàng trăm doanh nghiệp cầu cứu… Chính phủ

>> Bài 15: Bác nguyện vọng của doanh nghiệp

>> Bài 14: Bình Dương quyết “khai tử” hàng trăm doanh nghiệp?

>> Bài 13: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thất hứa?

>> Bài 12: Bình Dương: “Bình chân như vại” trước chỉ đạo của Chính phủ!

>> Bài 11: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh làm 200 doanh nghiệp trắng tay!

>> Bài 10: Doanh nghiệp và người lao động không có lối thoát

>> Bài 9: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương “ép” các doanh nghiệp xuống vực !

>> Bài 8: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương kiên quyết “khai tử” lò gạch Hoffman

>> Bài 7: Chính quyền làm lơ nguyện vọng của doanh nghiệp và người lao động

>> Bài 6: Luật sư lên tiếng vụ chính quyền đẩy hàng nghìn công nhân có nguy cơ thất nghiệp!

>> Bài 5: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương “ép” doanh nghiệp có nguy cơ phá sản?

>> Bài 4: Lãnh đạo các sở hẹn trả lời bằng văn bản

>> Bài 3: Doanh nghiệp điêu đứng, công nhân hoang mang

>> Bài 2: Chính quyền xử lý theo kiểu “tiền hậu bất nhất”

>> Bài 1: Trách nhiệm của nhà quản lý ở đâu?

 

Thông báo chấm dứt có thấu tình đạt lý hay không?

“Người ta bảo tới ngày mà không tháo dỡ, chấm dứt sản xuất thì họ sẽ quay lại cưỡng chế. Chúng tôi giờ rất lo lắng. Không có việc làm lại không có tiền bạc, biết làm nghề gì sống đây?”. Đó là lời của những người chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương và hàng chục nghìn lao động đang làm việc tại các cơ sở này.

Chia sẻ với phóng viên trong vẻ mặt buồn rầu, lo lắng, có người chỉ biết đứng khóc. Họ cho biết: Mới đây, chúng tôi cùng đứng đơn khiếu nại và kiến nghị khẩn cấp (lần thứ 15), bày tỏ quan điểm không đồng thuận với Công văn số 1217/UBND-KTN ngày 21-4-2015 của UBND tỉnh Bình Dương về việc lập thủ tục chấm dứt hoạt động các lò Hoffman xây dựng không phép, không đúng quy định do ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký và Thông báo số 55/TB-UBND ngày 25-5-2015 về việc chấm dứt hoạt động các lò gạch Hoffman trước ngày 10-6-2015 trên địa bàn huyện do ông Tô Văn Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Giáo ký. Trong các thông báo, công văn này, chính quyền cho rằng các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman xây dựng sai quy hoạch là không đúng!

Thông báo số 55/TB-UBND ngày 25-5-2015 của UBND huyện Phú Giáo do ông Tô Văn Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện  ký

Thị xã Tân Uyên mới lên thị xã hơn năm và các huyện Phú Giáo,  Bàu Bàng, Dầu Tiếng vẫn là huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi, đồi, đất rộng người thưa. Cách đây hơn chục năm, chính quyền kêu gọi các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman đến đây để sinh sống, đầu tư sản xuất nghề gạch, còn cấp cả giấy ưu đãi đầu tư, cấp phép sản xuất gạch xây dựng từ cách đây hơn chục năm... Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các cơ sở, doanh nghiệp này đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, kinh doanh có đăng ký, mua bán có hóa đơn chứng từ và nộp thuế đầy đủ nên chính quyền địa phương cho rằng các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh gạch Hoffman ở đây vi phạm pháp luật về kinh doanh không phép, xây dựng trái phép, vi phạm Quy hoạch ngành nghề sản xuất công nghiệp, quy hoạch về sử dụng đất, ô nhiễm môi trường… là hoàn toàn không đúng. Vì trong lúc thực hiện việc xây dựng lò Hoffman kéo dài từ năm 2000 đến năm 2011, chính quyền tỉnh Bình Dương không có ý kiến gì. Đến khi xây xong hàng trăm lò gạch đi vào hoạt động thì chính quyền ra quyết định xử phạt hành chính xây dựng không phép. Việc làm này phải chăng là chính quyền địa phương tỉnh Bình Dương áp đặt buộc cơ sở, doanh nghiệp đi đến con đường phá sản.

 

Sai sao vẫn cấp phép?

Ngoài ra, vào năm 2012 - 2013, để chấp hành thực hiện việc chuyển đổi công nghệ theo chủ trương của Chính phủ từ lò gạch thủ công sang lò Hoffman, họ đã vay vốn ngân hàng để đầu tư với kinh phí từ 8 - 10 tỷ đồng/lò. Trong lúc tất cả cơ sở, doanh nghiệp đã vay vốn từ ngân hàng để xây dựng lò gạch Hoffman, thì Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung (nay đã nghỉ hưu) chỉ đạo cho tất cả các huyện in sẵn mẫu cam kết, tự nguyện chấm dứt hoạt động lò gạch Hoffman đến thời hạn là 30-6-2014 rồi phát cho các cơ sở, doanh nghiệp. Ai đồng ý ký vào thì tiếp tục cho xây. Ai không ký thì chấm dứt ngay tại thời điểm đó.

“Với tình hình hiện tại quá éo le, vì sự sống của cơ sở, doanh nghiệp nên buộc lòng tất cả chúng tôi phải ký vào cam kết, nếu không ký thì chết ngay không còn lựa chọn nào khác vì tiền ngân hàng đã vay rồi, công nhân thì chỉ biết bám vào lò gạch để mưu sinh. UBND tỉnh Bình Dương căn cứ vào cái cớ này và báo cáo với Chính phủ, Bộ Xây dựng là chúng tôi đã chấp hành chấm dứt theo lộ trình của tỉnh. Thực tế, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý và đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến cấp trên (nay là lần thứ 15). Chúng tôi làm ở đây đã nhiều năm nay rồi. Còn chính quyền nói dân chúng tôi xây dựng trái phép mà sao mấy “ổng” cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản xuất gạch xây dựng cho người ta rồi, còn thu tiền thuế hàng tháng và nhiều khoản thu khác? Rồi giờ nói xây trái phép là sao. Vậy ngay từ đầu, người cấp đã làm sai hay sao? Còn nếu chúng tôi sai sao còn họ còn cấp phép. Chính quyền làm như vậy là “gài” chúng tôi quá”, nhiều người dân bức xúc.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung

Theo bà Bùi Thị Ngọc Ánh, chủ một cơ sở sản xuất gạch Hoffman, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman tuy chỉ có quy mô vừa và nhỏ, nhưng hàng chục năm nay cũng đã đóng góp không ít ngân sách, đồng thời giúp giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động nghèo khổ và có hoàn cảnh đặc biệt trên cả nước. Chỉ hơn 10 năm, các cơ sở, doanh nghiệp này đã hai lần di dời, chuyển đổi công nghệ cho phù hợp với nền kinh tế phát triển của đất nước cũng như môi trường. Trong những năm vay ngân hàng tiền tỉ để đầu tư, chuyển đổi sang công nghệ Hoffman và mất một năm xây dựng, đến khi xây xong thì kinh tế thế giới và trong nước rơi vào tình trạng biến động suy thoái, kéo dài nhiều năm qua cho đến nay, khiến không ít các doanh nghiệp phải lận đận về kinh doanh, cũng như đầu tư phát triển. Trong đó, tất cả cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman trải qua bao nhiêu khó khăn mới vượt qua, trụ được đến ngày hôm nay. “Chưa kể, trong khi các tỉnh lân cận như: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Binh Thuận... đều được chính quyền khuyến khích đầu tư sản xuất lò gạch Hoffman, Bộ Xây Dựng không cấm; mà UBND tỉnh đòi “khai tử” thì cũng là doanh nghiệp, cơ sở, công dân trong một nước, chúng tôi bị thiệt thòi, bất bình đẳng quá!”, bà Ánh than thở.

Với những trình bày trên, các chủ cơ sở, giám đốc doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman ở Bình Dương khẩn cấp gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ, và các cấp liên quan để khiếu nại Công văn số 1217/UBND-KTN ngày 21-4-2015 của UBND tỉnh Bình Dương về việc lập thủ tục chấm dứt hoạt động các lò Hoffman xây dựng không phép, không đúng quy định và Thông báo số 55/TB-UBND ngày 25-5-2015 về việc chấm dứt hoạt động các lò gạch Hoffman trước ngày 10-6-2015 trên địa bàn huyện.

Hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương bức xúc trước cách làm "ép người" của chính quyền tỉnh

Các chủ cơ sở, doanh nghiệp nói trên đề nghị Chính phủ cho phép họ tiếp tục sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương và được hoạt động sản xuất đến hết năm 2018, và chậm nhất là năm 2020 để có thêm thời gian thanh toán nợ ngân hàng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng mà họ đã vay để chuyển đổi từ lò gạch thủ công sang công nghệ Hoffman. Đồng thời giúp họ có thời gian, cơ hội để chuyển đổi sang gạch không nung theo lộ trình của Chính phủ từ năm 2020-2030. Các chủ cơ sở, doanh nghiệp xuất gạch theo công nghệ Hoffman còn mong muốn Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương lập quy hoạch cụ thể và hỗ trợ để họ di dời đến đó hoạt động, cũng như tạo điều kiện cho họ cải tiến công nghệ phù hợp với chủ trương lộ trình của Chính phủ.

Đi kiểm tra theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Bộ Xây dựng chủ trì và phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương kiểm tra, xem xét, giảỉ quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, ngày 19-12-2014, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam và Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm đã có buổi làm việc liên quan đến việc chấm dứt các lò Hoffman. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam kết luận việc chấm dứt lò gạch Hoffman tại Bình Dương là đúng luật. Thứ trưởng cho rằng các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ Hoffman đã vi phạm pháp luật về kinh doanh không phép, xây dựng trái phép, vi phạm Quy hoạch ngành nghề sản xuất công nghiệp, quy hoạch về sử dụng đất, ô nhiễm môi trường…

Tuy nhiên trong đơn, các chủ lò gạch cho rằng, buổi làm việc ngày 19-12-2014 tại Bình Dương của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, mang tính thủ tục. Theo sự hướng dẫn của ông Trần Thanh Liêm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đến một lò gạch “không giống ai” đã được chọn sẵn để quay phim, chụp hình, đăng báo; lấy đây làm cơ sở để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cho nên kết luận của Thứ trưởng Nam là không khách quan, không đúng với tình hình thực tế. Ông Nam chỉ khảo sát, nắm bắt tình hình hoạt động của các lò gạch Hoffman nhưng lại không xuống từng cơ sở, doanh nghiệp để xác minh, lắng nghe tâm tư nguyện vọng trình bày của doanh nghiệp, người lao dộng mà chỉ nghe ông Liêm báo cáo và từ đó đưa ra kết luận “khai tử”.

Nhóm PV điều tra

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top