Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 5 năm 2014 | 2:3

Bài 2: Chính quyền xử lý theo kiểu “tiền hậu bất nhất”

KTNT– Ban đầu, UBND tỉnh Bình Dương cho rằng lò Hoffman không đạt tiêu chuẩn nên phải chấm dứt. Sau khi công nghệ này được thẩm định, tỉnh Bình Dương lại viện lẽ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman trái phép nên phải “khai tử”. Việc xử lý theo kiểu “tiền hậu bất nhất” của chính quyền địa phương khiến người dân và DN bức xúc.>> Bài 1: Trách nhiệm của nhà quản lý ở đâu?Đối xử bất côngBà Bùi Thị Ngọc Ánh phân tích: Kết luận cuộc họp ngày 2-7-2012, của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nêu ra một số lý do phải chấm dứt hoạt động của các lò gạch Hoffman. Một là do quy định các lò này phải di dời khỏi khu đông dân cư và đầu tư đúng địa điểm cho phép. Đối với điều này, chúng tôi đã thực hiện di dời các lò gạch thủ công từ các khu đông dân cư ở Dĩ An, Thủ Dầu Một lên các huyện vùng sâu, vùng xa như Tân Uyên, Phú Giáo…; đặt cơ sở mới tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch đúng quy định. Lý do thứ hai ông Cung đưa ra là tỉnh đang khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng lò gạc



   Nếu ngưng hoạt động đột ngột thì tập thể
doanh nghiệp đi vào phá sản bể nợ hàng ngàn tỷ đồng;

    
“Ban đầu tỉnh nói lò Hoffman không đạt tiêu chuẩn nên phải chấm dứt. Sau đó, khi các cơ quan chức năng đánh giá tác động ở Công ty  TNHH một thành viên Việt Linh, thấy lò hoạt động ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn thì lại quay ra bảo chúng tôi xây lò Hoffman trái phép nên phải phá bỏ. Tôi xin hỏi tại sao lại có sự tiền hậu bất nhất như vậy? Tại sao trong thời gian chúng tôi loay hoay tìm cách chuyển đổi từ lò gạch thủ công sang công nghệ, không cơ quan chức năng nào hướng dẫn thủ tục. Đến khi, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch ở Bình Dương đều chọn công nghệ Hoffman với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng thì địa phương lại lên tiếng “khai tử”? Một số cơ sở sản xuất theo công nghệ Hoffman nhưng túng quá đã đi xin cấp giấy Tuynel, vậy mà thẩm định thế nào huyện vẫn cấp giấy. Như vậy, trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu? Hiện công nghệ sản xuất gạch Hoffman được sử dụng ở rất nhiều địa phương khác, thậm chí có tỉnh còn hỗ trợ từ 50-70 triệu đồng/cơ sở để chuyển đổi. Trong khi đó, UBND tỉnh Bình Dương lại đòi chúng tôi chấm dứt hoạt động, đòi cưỡng chế thì chẳng khác gì tai họa từ trên trời rơi xuống, chúng tôi không xoay sở được”, bà Ánh bức xúc.

Ông Hoàng Văn Khuê, Chủ DNTN Thuận Thuận Phát ở ấp Cây Tràm, xã Thuận Phước, TX. Tân Uyên cho rằng: Năm 2010, trước những quyết định thiếu cơ sở của UBND tỉnh Bình Dương, Sở Xây dựng của tỉnh có Tờ trình số 2134/TTr-SXD-KTVLXD ngày 3-12-2010 đề nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương không cho xây dựng lò Hoffman trên địa bàn tỉnh tại văn bản số 1867/UBND-VX ngày 29-6-2010 vì mô hình thí điểm lò gạch Hoffman cải tiến đốt than được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai đã được đánh giá đạt yêu và chất lượng sạch. Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh gia hạn thêm thời gian 1 năm chuyển đổi lò gạch thủ công và lộ trình đến cuối năm 2011 ngưng tất cả các lò thủ công trên địa bàn tỉnh. Vì tỷ lệ lò thủ công khá nhiều, chiếm sản lượng 34%, do vậy nếu ngừng hoạt động của các lò ngay thì sẽ tạo ra thiếu hụt gạch xây cho thị trường Bình Dương, công ăn việc làm của công nhân sẽ khó khăn do bị mất việc, nguồn thu thuế của tỉnh về ngành công nghiệp này sẽ bị giảm. Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì, ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn kiên quyết chấm dứt hoạt động của các lò gạch Hoffman. Nhất là khi vào tháng 3, 4/2014, ông Cung liên tục họp lãnh đạo các huyện, thị xã và các ban ngành đốc thúc, chỉ đạo việc thực hiện đập bỏ, tháo dỡ các lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương trước ngày 30-6-2014.


      
  Cơ sở sản xuất gạch Hoffman tại tỉnh Bình Dương đều như “cá nằm trên thớt”.


Nỗ lực xin “được sống”

Theo các chủ doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman ở tỉnh Bình Dương thì tất cả những cơ sở chuyên sản xuất gạch ngói tại đây đều có mong muổn chuyển đổỉ công nghệ từ sản xuất thủ công với năng suất chất lượng thấp gây ô nhiễm môi trường sang công nghệ tiên tiến, để đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng hiện hành về chuyển đổi đầu tư công nghệ mới nhưng làm gì cũng phải phù hợp với năng lực và điều kiện tài chính của mình. Với lộ trình giảm và chấm dứt sản xuất vật liệu xây dựng bằng đất nung vào năm 2020, họ đã lựa chọn công nghệ Hoffman với vốn đầu tư mỗi lò từ 8-10 tỷ đồng. Sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng nên trong vòng 5 năm có thể thu hồi đủ vốn. Mặt khác, sẽ tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động phổ thông đã gắn bó với các lò gạch nhiều năm qua. Nếu thực hiện quyết định chấm dứt lò Hoffman vào cuối tháng 6-2014 theo ý của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung thì trong vòng chưa đầy 10 năm, chúng tôi đã phải chuyển quy mô đầu tư lò gạch đến 3 lần. Mỗi lần như vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch phải bỏ một số vốn không nhỏ, nhất là khi hầu hết những đơn vị này phải vay mượn từ 50% vốn trở lên để đầu tư xây lò Hoffman. “Doanh nghiệp vừa đầu tư xây dựng lò Hoffman trị giá 10 tỷ đồng mới sản xuất trong thời gian ngắn, chưa thu hồi đủ vốn thì nhận được tin “sét đánh”. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam và cả thế giới kéo dài, các doanh nghiệp chúng tôi cố gắng làm mới trụ được cho đến nay. Vậy mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đã đưa ra một quyết định khiến chúng tôi bị ảnh hưởng rất nặng nề, có nguy cơ mọi công sức làm ăn lâu nay đều “đổ sông đổ biển”. Thời hạn “khai tử” lò Hoffman vào cuối tháng 6-2014 đang đến gần, mặc dù đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để xin “được sống” nhưng mọi đầu mối bây giờ đều phụ thuộc vào quyết định động trời của ông chủ tịch tỉnh”, bà Trương Thị Kim Hoa, Chủ DNTN sản xuất gạch Xuân Hoa ở ấp 1A, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo buồn rầu nói.

Ông Bùi Chí Dũng, Chủ cơ sở sản xuất gạch Thanh Anh ở xã Hội Nghĩa, TX. Tân Uyên thì cho biết: Nếu từ nay đến cuối tháng 6-2014, các cơ quan chức năng không có giải pháp nào để “cứu” các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman ở tỉnh Bình Dương thì chúng tôi phải gánh chịu hậu quả rất lớn về mặt kinh tế, xã hội. Quyền lợi hợp pháp của cơ sở bị tước bỏ khi tất cả các doanh nghiệp đều có giấy phép hoạt động sản xuất gạch đất sét nung nhưng không được tiếp tục sản xuất gạch Hoffman cũng như không tin tưởng vào sự lãnh đạo của địa phương sở tại để giúp người dân thoát nghèo. Tiền đầu tư xây dựng công nghệ sản xuất này hầu hết là tiền vay nợ từ ngân hàng, bạn bè và người thân... Nếu ngưng hoạt động đột ngột thì tập thể doanh nghiệp đi vào phá sản bể nợ hàng ngàn tỷ đồng. Hơn 10.000 lao động phổ thông chủ yếu là người địa phương và công nhân không có trình độ từ các tỉnh miền Tây và miền Trung sẽ không có việc làm. Biết bao trẻ thơ con cái của hàng chục ngàn lao động đang học hành biết phải đi về đâu và tương lai sẽ ra sao khi cha mẹ là lao động chính phải rơi vào cảnh thất nghiệp. Về việc bình ổn thị trường, sản phẩm gạch Hoffman được chúng tôi cung cấp cho thị trường đang cần, có chất lượng và giá thành hợp lý. Nếu ngưng sản xuất đồng loạt thì nguồn cung sẽ giảm và một số người khác sẽ lợi dụng tình hình này để tăng giá gạch lên là điều khó tránh khỏi.

Theo ông Dũng, hiện tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman tại tỉnh Bình Dương đều như “cá nằm trên thớt”. Tất cả các đơn vị này xin UBND tỉnh Bình Dương gia hạn cho hoạt động đến năm 2020 để thực hiện lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất từ gạch đất sét nung sang gạch không nung như Chính phủ và Bộ Xây dựng quy định. Lúc này, các doanh nghiệp, cơ sở sẽ có thời gian hoàn vốn, trả nợ vay ngân hàng; đồng thời có thể sắp xếp ổn định cuộc sống của người lao động.
 
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

                                                                  Nhóm PV điều tra



 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top