Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2013 | 10:41

Bài 2: Chủ đầu tư Dự án Kim Nỗ đã gian dối trong hồ sơ năng lực thầu?

KTNT- Không chỉ thừa nhận với đối tác là đã bố trí “quân xanh, quân đỏ” để “chắc chắn thắng thầu”, chủ đầu tư Dự án Kim Nỗ là Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Thái Thịnh (Công ty Thái Thịnh) do ông Khúc Duy Thành làm Giám đốc còn có “dấu hiệu” ngụy tạo hồ sơ năng lực thầu để “qua mặt” cơ quan chức năng.>> Bài 1: Có dấu hiệu lừa đảo tại dự án chợ Kim NỗTiền ảo, hợp đồng thậtTrong tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng hồ sơ ban hành kèm theo Quyết định số 1871/QĐ-UBND ngày 09/6/2010 của UBND huyện Đông Anh, tại mục N ghi rõ: “Nhà thầu phải chứng minh khả

UBND TP. Hà Nội vừa ký văn bản số 6274/UBND-TH gửi Giám đốc Công an TP. Hà Nội và Chủ tịch UBND huyện Đông Anh truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Đông Anh kiểm tra toàn bộ quá trình triển khai, tình hình thực hiện dự án chợ Kim Nỗ, báo cáo UBND Thành phố. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu Giám đốc Công an TP. Hà Nội khẩn trương chỉ đạo điều tra, làm rõ các nội dung báo phản ánh và xử lý theo quy định của pháp luật.

năng huy động vốn để đảm bảo khả năng tài chính thực hiện dự án theo đúng tiến độ với mức vốn lớn hơn hoặc bằng tổng mức đầu tư dự án”. Tiêu chuẩn này bắt buộc phải “đạt”, bởi nguyên tắc xét hồ sơ trong tiêu chuẩn này có dòng nhấn mạnh: “Nhà thầu nào đạt được tất cả các tiêu chí trên thì được đánh giá là “đạt”, nếu không đạt một trong các tiêu chí trên thì bị đánh giá là “không đạt”, khi đó hồ sơ dự thầu sẽ bị loại”.

Trong khi thừa nhận “Tiền tỷ, nhà em lấy đâu ra. Em phải thế chấp cả nhà vẫn không đủ. Trong một ngày, một đêm vợ chồng em phải lo bằng được, kể cả đi vay lãi cao 10 – 15%”, vậy, ông Khúc Duy Thành đã làm cách nào để đạt được tiêu chí trên?

Có nhiều thông tin cho rằng, Hợp đồng hợp tác kinh tế giữa Công ty Thái Thịnh và Công ty Hải Âu chỉ là việc “hợp thức hóa” hồ sơ năng lực thầu.


Ngày 16/06/2010, Công ty Thái Thịnh và Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu (địa chỉ tại đường Trần Nguyên Hãn, TP. Bắc Giang, Bắc Giang) do bà Dương Thị Hải Vân làm Tổng giám đốc đã cùng ký Hợp đồng Hợp tác kinh doanh số 09/2010/HĐHT-TT. Nội dung Hợp đồng ghi rõ: Bên B (Công ty Hải Âu) là chủ đầu tư của 03 Dự án chợ: Chợ Hà Vị (TP. Bắc  Giang), chợ Trung tâm Phố Mới – huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chợ Trung tâm thị trấn Thứa – huyện Lương Tài (Bắc Ninh). Công ty Hải Âu đề xuất góp vốn để hợp tác đầu tư vào 03 dự án chợ trên và Công ty Thái Thịnh đã đồng ý với đề nghị này. Do vậy, sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đồng ý ký hợp đồng này với mục đích hợp tác đầu tư vào 03 dự án chợ.

Phương thức góp vốn được hai bên thống nhất: Tổng đầu tư cho dự án tạm tính là 100 tỷ đồng. Bên A (Công ty Thái Thịnh) sẽ đầu tư 40% dự án (40 tỷ đồng), bên B sẽ đầu tư 60% (60 tỷ đồng); tỷ lệ phân chia lợi nhuận là 40/60, mỗi bên sẽ hưởng 40/60 trên tổng lợi nhuận từ dự án, nếu có thua lỗ thì mỗi bên chịu 40/60% thua lỗ theo nguyên tắc trên.

Về tiến độ dự án, hai bên thống nhất: Giai đoạn 1, từ ngày 02/2/2010 đến ngày 30/8/2010 xác định đầu tư cho dự án là 80 tỷ đồng. Công ty Thái Thịnh góp 32 tỷ đồng, Công ty Hải Âu góp 48 tỷ đồng (bên B đã góp đủ); Giai đoạn 2, từ 01/9/2010 đến ngày 01/12/2010, xác định đầu tư cho dự án là 20 tỷ đồng.

Có hợp đồng trong tay, ngày 26/6/2010, Công ty Thái Thịnh có Báo cáo về “Danh mục các dự án đầu tư tương tự đã thực hiện và tình hình quản lý đất đai của dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê để thực hiện các dự án kinh doanh dịch vụ” để “kẹp” vào hồ sơ năng lực thầu. Báo cáo này ghi rõ: Dự án xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hà Vị, quy mô: 7.865m2; Dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới, quy mô: 22.479,1m2, tổng mức đầu tư: 64 tỷ đồng; Dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Trung tâm huyện Lương Tài, quy mô: 15.957m2, tổng mức đầu tư: 43 tỷ đồng.

Để tăng thêm phần chắc chắn, Công ty Thái Thịnh còn đưa thêm nhiều tài liệu pháp lý liên quan đến 03 dự án chợ trên để đưa vào hồ sơ năng lực thầu. Các tài liệu đều có đóng dấu “treo” của Công ty Thái Thịnh.

Mặc dù quá thời hạn “chót”, nhưng Dự án Kim Nỗ mới triển khai được 30% công việc, phần nào phản ánh được năng lực của nhà đầu tư.


Đã hoàn thành dự án vẫn góp vốn xây dựng?

Điều bất thường là 03 dự án chợ mà Công ty Thái Thịnh và Công ty Hải Âu ký hợp đồng hợp tác lại được triển khai, xây dựng từ những năm 2006 -2007 và đã đi vào hoạt động cách thời điểm ký hợp tác (năm 2010) từ 2 – 3 năm.

Cụ thể, Dự án chợ Hà Vị (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) được thực hiện theo Quyết định số 1438/QĐ-CT ngày 24/8/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc giao 7.865m2 đất cho Công ty Hải Âu. Quyết định 1438 nêu rõ: “Trong vòng 12 tháng kể từ khi được giao đất, chủ đầu tư không thực hiện đầu tư hoặc trong thời hạn 24 tháng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị thu hồi dự án theo quy định của pháp luật”. Thực tế cũng cho thấy, chợ Hà Vị đã được xây dựng, quản lý và hoạt động ổn định từ trước khi ký hợp đồng với Công ty Thái Thịnh từ rất nhiều năm trước.

Về Dự án chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới (Quế Võ – Bắc Ninh) và Dự án chợ Trung tâm thị trấn Thứa (Lương Tài - Bắc Ninh) được thực hiện theo Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 và Quyết định số 1456 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thu hồi và giao đất cho Công ty Hải Âu. Tại Công văn số 800/CV-UBND của UBND huyện Quế Võ ngày 20/5/2007 ghi rõ: Kinh phí đầu tư 64,5 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư: Công ty Hải Âu bỏ vốn 100%; Cơ chế quản lý và khai thác: Doanh nghiệp đầu tư 100% kinh phí thực hiện dự án, quản lý, khai thác và không chuyển giao (BO).

Tại Công văn số 57/CV-UBND của UBND huyện Lương Tài ngày 27/4/2007 cũng ghi rõ: Kinh phí đầu tư là 43 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư: Công ty Hải Âu bỏ vốn đầu tư 100%; Cơ chế quản lý và khai thác: Doanh nghiệp đầu tư 100% kinh phí thực hiện dự án, quản lý và khai thác không chuyển giao.

Như vậy, xét về mặt pháp lý, Công ty Hải Âu là đơn vị duy nhất triển khai dự án và nguồn vốn được ghi rõ là 100% là từ doanh nghiệp, không chuyển giao và không hề có hình thức huy động vốn khác. Về mặt thực tế, trên trang web của Công ty Hải Âu cũng ghi rõ: Dự án chợ Phố Mới và chợ thị trấn Thứa được khởi công từ năm 2007 và đưa vào hoạt động ổn định từ năm 2008. Vậy vì sao, đến năm 2010, Công ty Hải Âu vẫn ký hợp đồng hợp tác cùng Công ty Thái Thịnh có tổng giá trị tới 100 tỷ đồng?

“Nó làm gì có tiền, ký cho nó oai thôi”

Khi nói về 03 dự án trên, ông Dương Văn Chiến, Chủ tịch HĐTV Công ty Hải Âu khẳng định: “Chúng tôi thực 03 dự án trên không có liên quan gì đến Công ty Thái Thịnh. Chúng tôi tự thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác theo đúng quy định. Thời điểm đó (năm 2010-PV), chúng tôi cũng định cho Công ty Thái Thịnh hợp tác nhưng sau đó dừng lại ngay vì tôi thấy không an toàn, họ không có vốn nên thanh lý luôn. Chúng nó làm gì có tiền mà làm, hợp tác phải có tiền chứ, ký để cho nó oai chứ làm gì. Bọn tôi không thực hiện nữa, có thanh lý hẳn hoi. Tưởng họ (Công ty Thái Thịnh-PV) là người thành phố, ở Thủ đô có nhiều tiền thì tôi ký để làm nhưng nó có đồng nào đâu?”.

Dự án chợ Trung tâm thị trấn Thứa (Lương Tài – Bắc Ninh) đã đi vào hoạt động ổn định từ năm 2008 nhưng đến năm 2010, Công ty Thái Thịnh vẫn ký hợp đồng “đầu tư, xây dựng, quản lý” với Công ty Hải Âu.


Nói về Dự án chợ Long Hưng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (có diện tích đất hơn 13.000m2, vốn đầu tư dự kiến là 135,581 tỷ đồng, thời gian bắt đầu thực hiện dự án quý I/2013) cũng do Công ty Thái Thịnh làm chủ đầu tư, ông Dương Văn Chiến thẳng thắn cho biết: “Cái chợ ở Hưng Hà, chúng tôi làm xong, nó (Công ty Thái Thịnh – PV) lại quay cổ “đi cửa sau” để làm. Khi tôi biết thông tin, tôi quay lại Thái Bình, thấy dự án của tôi đã bị nó (Công ty Thái Thịnh –PV) làm mất. Dự án chợ Hưng Hà, do tôi đi đăng ký, đi họp, đi lại hàng năm trời rồi cuối cùng chúng nó “hớt” tay trên mất. Tôi với ông Nguyễn Hồng Chuyên, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà đã họp, rồi lên tỉnh, hồ sơ tôi vẫn còn đây nhưng chúng nó đã thi công mất rồi…”.

Khi nói về hợp đồng “bất thường” do mình ký, bà Dương Thị Hải Vân, Tổng giám đốc Công ty Hải Âu cho biết: “Đúng là tôi có ký hợp đồng đó. Về đầu tư, chúng tôi chia làm nhiều giai đoạn, quan trọng là để huy động vốn, bất cứ tổ chức hay cá nhân. Lúc bấy giờ, ông Thành có đến đặt vấn đề là hợp tác với chúng tôi để bỏ vốn ra cùng đầu tư, mặc dù lúc đấy 03 dự án đã xong một số công đoạn rồi. Sau một thời gian làm việc, thấy ông ấy (ông Thành –PV) không thực hiện được như vốn liếng, nên chúng tôi thanh lý. Thanh lý ngay sau ký hợp đồng khoảng 01 tháng (tháng 7/2010)”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc, trong các văn bản của UBND huyện Lương Tài và huyện Quế Võ đều ghi rõ “là do Công ty Hải Âu bỏ vốn 100%”, tuy nhiên Công ty Hải Âu vẫn ký hợp đồng góp vốn với Thái Thịnh, thì bà Vân bao biện: “Trong biên bản chấp thuận đầu tư thì ghi vốn là 100% của doanh nghiệp nhưng DN có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn tự có, vốn huy động, vốn vay…”.

Nếu đúng như khẳng định của Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc Công ty Hải Âu về việc thanh lý hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng khoảng 01 tháng, thì việc UBND huyện Đông Anh tổ chức đóng thầu (ngày 29/6/2010) và xét thầu (12/7/2010) có khả dựa trên những hợp đồng kinh tế “vô hiệu”.

Việc xuất hiện một hợp đồng hợp tác kinh doanh trong hồ sơ năng lực dự thầu của Công ty Thái Thịnh có nhiều nghi vấn, mâu thuẫn và không đúng với thực tế; đồng thời, đây cũng là một trong những điều kiện “tiên quyết” để Công ty Thái Thịnh được xét trúng thầu. Vậy, ban xét thầu của UBND huyện Đông Anh cố tình “làm ngơ” cho những bất thường này hay Công ty Thái Thịnh và Công ty Hải Âu đã “bắt tay nhau” để “cùng lừa đảo” UBND huyện Đông Anh? Việc này cần được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Điều 12, Luật Đấu thầu quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu: 1. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng; 2. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng. Điều 66, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 của Chính phủ quy định  Hủy đấu thầu được áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu; b) Có bằng chứng cho thấy có sự thông đồng giữa các bên trong đấu thầu: chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định và nhà thầu gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.


Duy Phong


KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top