Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 12 năm 2014 | 7:41

Bài 2: Hàng loạt sai phạm ở Dự án làng nghề Mai Trung

Liên quan đến dự án láng nghề Mai Trung (Hiệp Hòa - Bắc Giang), Báo Kinh tế nông thôn đã có bài phản ánh việc chính quyền lừa dân trong thu hồi đất làm dự án làng nghề. Cũng từ đây, “bức màn bí ẩn” về sai phạm của chính quyền sở tại được đưa ra ánh sáng.

 

>> Bài 1: Chính quyền xã lừa dân (?!)

 

Bắt đầu từ việc không chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên, thậm chí lập danh sách nhận đền bù, diện tích mặt bằng khống, chi tiêu sai nguyên tắc, thu tiền chuyển đổi mục đích đất sai luật..., hàng loạt sai phạm của chính quyền xã Mai Trung khiến dư luận bức xúc suốt 4 năm qua.

 

 Nghe có nhà báo về, người dân bức xúc phản ánh những sai phạm của xã ở dự án làng nghề!

Lẽ ra, khi có dự án làng nghề, chính quyền xã Mai Trung phải tranh thủ sự đồng tình của nhân dân nhưng họ không tập trung tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm làng nghề hay sử dụng các nguồn kinh phí để bồi thường diện tích đất bị thu hồi mà chỉ đạo thôn mượn ruộng của bà con làm dự án và cam kết trả ruộng vào năm 2009 để nhân dân canh tác.

Việc chỉ đạo và thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) của Đảng ủy, UBND xã Mai Trung là trái với chủ trương xây dựng làng nghề và chỉ đạo của huyện, không triệt để và thoái thác trách nhiệm. Cụ thể, xã không ban hành nghị quyết lãnh đạo GPMB, không có kế hoạch cụ thể, không có biện pháp giải quyết vướng mắc...

 Sau gần 10 năm, dự án vẫn là bãi đất hoang!

Nghiêm trọng hơn là sai phạm trong việc chi trả đền bù, hỗ trợ. Diện tích mặt bằng khu làng nghề theo quy hoạch dự án là 30.657m2 (trong đó, diện tích theo phương án bồi thường GPMB lần đầu là 29.369m2, diện tích theo phương án phê duyệt bổ sung 1.288m2), thực tế đã chi trả tiền đền bù, hỗ trợ đối với toàn bộ số diện tích trên (30.657m2). Tuy nhiên, khi sự việc vỡ lở thì tổng diện tích thu hồi tại mặt bằng dự án là 27.731m2, trong đó, đất giao ổn định lâu dài là 25.363m2; đất công ích 2.368m2, trong phương án bồi thường số diện tích này, chính quyền xã Mai Trung “hô biến” cho 16 hộ dân sử dụng ổn định lâu dài (có biểu chi tiết kèm theo), dẫn đến số tiền chênh lệch bồi thường giữa đất giao ổn định cho các hộ dân và đất công ích là 158.656.000 đồng do thôn kê sai để rút tiền chi tiêu.

Anh C., (người dân xin được giấu tên), bức xúc: “Lúc đầu họ mượn đất rồi không trả, đùng một cái đòi thu hồi nhưng chúng tôi không được thông báo hay tiếp cận một quyết định nào hết. Khi sai phạm bị người dân phát giác thì họ ậm ờ không giải thích, thậm chí gây khó cho chúng tôi”. 

Với diện tích đất công ích 2.368m2 mà xã “hô biến” cho 16 hộ dân, nếu tính theo giá đất giao ổn định lâu dài thì số tiền lên đến 265.216.000 đồng. Trong 16 hộ được xã “cho không” diện tích đất công ích trên, có 10 hộ đã nhận tiền bồi thường với diện tích 1.288m2, tương ứng với số tiền 86.296.000 đồng, còn 6 hộ chưa nhận tiền với diện tích 1.080m2, số tiền tương ứng là 72.360.000 đồng.  Chênh lệch giữa tăng diện tích đất theo phương án bồi thường với diện tích đất thực tế thu hồi của các hộ là 2.926m2 và số tiền chênh lệch tương ứng là 327.721.000 đồng.

 Người dân búc xúc vì sử dụng đất của mình nhưng luôn bị xã gây khó khăn, trong khi sai phạm chưa giải quyết thấu đáo?

Không chỉ “hô biến” đất công ích thành đất giao ổn định lâu dài cho các hộ dân, chính quyền xã Mai Trung còn “ghé tên” 10 hộ dân không có đất “biên chế” trong khu dự án làng nghề nhưng vẫn có tên trong danh sách bồi thường. Điều này, khi chúng tôi hỏi người dân nơi đây mới biết, những hộ này chính là cán bộ xã và “tay chân” của chính quyền nên họ được hưởng lợi với số tiền hơn 180 triệu đồng (có biểu chi tiết kèm theo).

Khi chúng tôi làm việc với ông Nguyễn Văn Ninh, Bí thư Đảng ủy xã Mai Trung, ông này cho biết: “Có việc cho mượn đất, nhưng đó là do áp lực GPMB, thời điểm này, tôi đang đi học và đến tháng 12/2008 mới làm bí thư. Chủ đầu tư là huyện chứ không phải chúng tôi, các quyết định phê duyệt không giao cho xã, chúng tôi không nắm được".

Hải Bình

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top