Nhằm xử lý dứt điểm tình trạng bãi tập kết, trung chuyển VLXD trái phép, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện tăng cường công tác quản lý hoạt động bãi chứa, trung chuyển VLXD trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn ngang nhiên ở Thường Tín.
Bài 1: Hà Nội: “Điểm mặt” hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu trái phép!
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trên địa bàn huyện Thường Tín, Đoàn Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phát hiện 7 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý đất đai tại các xã Hồng Vân, Ninh Sở. Riêng tại xã Ninh Sở, đoàn thanh tra phát hiện 3 bãi chứa không có thủ tục pháp lý đất đai và không phù hợp với quy hoạch; trong đó có 2 bãi chứa đang sử dụng đất ven sông thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long để hoạt động.
Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn. Theo đó, UBND cấp xã phải hủy bỏ mọi văn bản dưới dạng hợp đồng, biên bản tạm giao hay hình thức khác cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất bãi ven sông mà trên thực tế đang bị sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép.
Nhiều bãi tập kết VLXD trái phép tại huyện Thường Tín vẫn ngang nhiên hoạt động
Cùng với đó, lãnh đạo các địa phương cũng phải chấp hành việc xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài. Trường hợp đơn vị đang hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phù hợp với quy hoạch, thì UBND cấp xã phải báo cáo UBND cấp huyện chỉ đạo kiên quyết xử lý giải tỏa, trả lại mặt bằng.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, thì hoạt động sử dụng đất bãi trái phép ven sông vẫn diễn ra ngang nhiên trên địa bàn các xã của huyện Thường Tín.
Có mặt tại hiện trường sáng ngày 6/3/2015 tại các bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa phận xã Hồng Vân, Ninh Sở thì các bãi tập kết, trung chuyển VLXD được Thanh tra sở TN&MT “điểm mặt” vẫn “phớt lờ” quy định, công khai hoạt động suốt ngày đêm. Dàn máy múc, xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng vẫn hoạt động hết công suất. Một số tuyến đường đang bị “băm nát” bởi dàn xe quá tải vận chuyển VLXD , một số tuyến khác do VLXD rơi vãi trên đường gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.
Trả lời phóng viên về việc trên, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, trên địa bàn xã hiện tại có 6 bãi trung chuyển vật liệu, các bãi này hoạt động từ năm 2008 đến nay. Trong đó, chỉ có bãi của gia đình anh Trần Xuân Trán là được UBND Tỉnh Hà Tây cũ cấp phép (đến nay cũng đã hết hạn), còn các bãi còn lại chủ yếu do các chủ bãi thuê lại đất canh tác của người dân, sử dụng đất sai mục đích. Trước việc các bãi trung chuyển sử dụng đất sai mục đích, UBND xã đã phối hợp với phòng TNMT kiểm tra, xử phạt hành chính.
Ông Quyết cho rằng, một trong những nguyên nhân để tồn tại trên là do có những tác động ở cấp trên
Lý giải về việc các bãi tập kết, trung chuyển VLXD sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất trái phép… hoạt động từ năm 2008 đến nay không bị xử lý theo quy định, ông Quyết cho hay: Đến tháng 6/2013, tất cả các bãi này đều bị đình chỉ, nghiêm cấm hoạt động và yêu cầu hoàn trả mặt bằng trong năm 2014. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành là do bãi này cung cấp toàn bộ VLXD cho huyện Thường Tín, 3 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các hộ dân nơi đây.
Theo ông Quyết, khó khăn lớn nhất trong việc xử lý sai phạm là do có nhiều tác động. Để giải quyết được vấn đề tập kết vật liệu thì rất khó, có những hôm Công an xã, huyện trực ngày đêm để bắt các tàu vận chuyển đến. Tuy nhiên, do có ông nọ, ông kia trên huyện điện về mong tạo điều kiện, nên việc ngăn cấm các phương tiện tập kết VLXD lại càng khó khăn.
Khằng định với phóng viên, ông Quyết cho hay: chính quyền xã Hồng Vân sẽ kiên quyết thực hiện theo kết luận Thanh tra của Sở TN&MT, theo đó xã cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan ban, ngành để xử lý dứt điểm những sai phạm đang tồn tại.
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin./.
Thành Vinh - Khởi Chiến
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.