Hàng loạt bến, bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD) “án ngữ” trên bờ sông Hồng, sai phạm một cách công khai nhưng chính quyền bó tay. Dư luận đặt nhiều câu hỏi, có hay không “bàn tay” nâng đỡ nên những “đầu nậu” này “coi trời bằng vung”, bất chấp luật pháp (?!)
>>> Bài 1: Hà Nội: “Điểm mặt” hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu trái phép!
>>> Bài 2: Nhiều bãi tập kết, trung chuyển VLXD tại huyện Thường Tín vẫn ngang nhiên hoạt động!
Báo Kinh tế nông thôn đã có bài phản ánh về hàng loạt bãi trung chuyển VLXD trái phép trên địa bàn Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, qua kiểm tra các bãi chứa, trung chuyển VLXD của các đơn vị trên địa bàn các phường: Liên Mạc, Thượng Cát, Thụy Phương (Bắc Từ Liêm) với tổng số 17 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý về đất đai. Trong đó có 10 bãi chứa phù hợp với quy hoạch.
Hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển VLXD với quy mô lớn hoạt động không phép ở phường Thụy Phương |
Nổi cộm có 07 bãi chứa thuộc địa bàn phường Thụy Phương là không phù hợp với quy hoạch bãi chứa trung chuyển VLXD nêu tại Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND thành phố.
“Mục sở thị” những bãi cát ở phường Thụy Phương, gồm các bãi: An Thành, Quang Hoa, bà Nhâm, ông Thưởng…, trước mắt chúng tôi là hàng loạt những máy múc, máy tời... và những chiếc xe có trọng tải lớn đang vào “ăn hàng”, hoạt động rầm rầm không chỉ gây mất trật tự khu dân phố mà còn ảnh hưởng lớn đến hành lang đê điều, nhất là mùa mưa lũ đang đến gần.
Thậm chí, dựng lán, đề biển tên... |
Chia sẻ với chúng tôi, một người dân xin giấu tên, gần các bến, bãi tập kết VLXD này, cho biết: “Những bãi này hoạt động lâu rồi, ầm ầm suốt ngày, nhiều lúc ngồi trong nhà mà có tiếng rung như động đất”.
Nhằm rộng đường dư luận, chúng tôi liên hệ làm việc với chính quyền phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm), được ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND phường, cho biết: “Tất cả những bãi này đều chưa có phép cả, người ta xin nhà nước không cho. UBND phường lập biên bản gửi quận xử lý, thẩm quyền của phường chỉ đến vậy thôi”.
Xe tải trọng lớn đang vào "ăn hàng" tại bến An Thành |
Dư luận hoài nghi rằng đây là những bãi tập kết VLXD “án ngự” sờ sờ như ban ngày và có quy mô lớn chứ không phải cái kim, sợi chỉ mà “che mắt” được mọi người. Phải chăng có “bàn tay ảo thuật nào” đã làm cho “con voi chuôi lọt lỗ kim” (?!).
Thực hư như thế nào Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc./.
Nhất Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.