Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 1 năm 2015 | 9:26

Bài 3: Viettel Yên Bái đổ lỗi cho địa phương trong vụ bò dự án “dính” dịch!

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái cho rằng, mặc dù đã khuyến cáo, nhập bò vào những ngày thời tiết bất lợi sẽ dẫn tới dịch bệnh trên đàn gia súc nhưng phía Viettel Yên Bái lại khẳng định, lỗi trên thuộc về chính quyền địa phương.

 

Bài 2: “Bò dự án dính dịch” ở Yên Bái: Do áp lực hoàn thành nhiệm vụ!?


 “Chung tay vì cộng đồng” là chương trình hết sức ý nghĩa mà Tập đoàn Viettel dành tặng cho người dân nghèo cả nước, trong đó có tỉnh Yên Bái. 

Tuy nhiên, trong đợt bò thứ hai với số lượng 100 con, vận chuyển từ Ninh Phúc (Ninh Bình) lên 4 xã, thị trấn của huyện Trạm Tấu gồm Hát Lừu, Pá Lau, TT. Trạm Tấu, Tà Si Láng đã xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc. 

 

Báo cáo của UBND huyện Trạm Tấu.

 

Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Trạm Thú y huyện Trạm Tấu, ngày 10/12, 2 hộ dân Lừ 2 xã Hát Lừ có 2 con bò dự án có biểu hiện triệu chứng lâm sàng LMLM: Sốt, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước bọt, niêm mạc lưỡi, nướu lợi có vết loét. Móng chân có vết loét. Từ đó, số gia súc mắc bệnh có biểu hiện tăng. Ngày 10 đến ngày 14, trong 100 con bò dự án nhập vào 4 xã thì có 40 con mắc bệnh do Viettel hỗ trợ. 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái khẳng định, nguyên nhân để xảy ra dịch bệnh bùng phát xuất phát từ đàn bò dự án. "Mặc dù chúng tôi đã khuyến cáo là vào mùa đông thời tiết bất lợi trong việc nhập gia súc nhưng nhà tài trợ thì nhiệt tình, muốn hoàn thành nhiệm vụ, chính quyền cũng không thể từ chối tấm lòng tốt đẹp đó, dẫn tới tình hình xấu như hiện nay", ông Trần Đức Lâm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết.

 

Báo cáo của Chi cục Thú y Yên Bái đề nghị ngừng việc nhập gia súc vào địa bàn2 huyện Mù Căng Chải và Trạm Tấu .
 

Tuy nhiên, ông Vũ Thanh Hải, Giám đốc Chi nhánh Viettel Yên Bái, lại cho rằng: Để xảy ra dịch bệnh trên đàn bò là sai sót của chính quyền địa phương. Khi đàn bò đưa về bàn giao đợt 1 là cách ly 7 ngày, nuôi nhốt tập trung, sau đó mới đưa về cộng đồng. Nhưng đợt 2, chính quyền sở tại đã không làm đúng nguyên tắc trên, không quản lí được nên để người dân dắt bò về nhà. Bởi, khi đàn bò được tiêm vắc-xin và đi đường mệt, khi gặp thời tiết rét thì dễ phát bệnh nên cần cách li.

Cũng theo ông Hải, tổng số bò dự án mắc bệnh là 40 con, trong đó đã tiêu hủy 3 con. Hiện, Viettel cùng các cơ quan chức năng đã huy động toàn lực lượng chống dịch và khống chế dịch bệnh được 3/4 xã, 1 xã cơ bản ổn. Sắp tới sẽ thống kê thiệt hại để có chính sách hỗ trợ người dân.

Nói về chất lượng đàn bò nhập, ông Hải cho biết: Thủ tục nhập bò đã làm đúng các quy trình theo quy định. Ban chỉ đạo Chương trình giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT, trực tiếp ông Lâm về tận Ninh Bình khảo sát. Bò đạt tiêu chí như về cân nặng 120 – 150 kg, bò là lai Sind, tiêm vắc-xin..., đầy đủ giấp phép của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, khi lên Yên Bái giấy tờ đầy đủ mới làm thủ tục trao. 

Trong vụ việc này, Viettel chỉ hỗ trợ về kinh phí, tức mua của ai thì chúng tôi chỉ làm thủ tục mua bán. Còn tất cả vấn đề còn lại từ chọn giống, chất lượng giống... là do Ban chỉ đạo Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh Yên Bái quyết định – ông Hải cho biết.

Khẳng định trước đó với phóng viên, ông Lâm lại cho rằng: "Chúng tôi chỉ là đơn vị nhận bò, kiểm định bò, mua bán là đơn vị Viettel". 

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.

Thành Vinh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top