Xã lập biên bản vi phạm, huyện xử phạt hành chính, nhưng không hiểu vì sao nhiều bãi chứa, trung chuyển cát, đá, sỏi ở xã Võng La, huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn vô tư hoạt động nhiều năm nay. Vậy, đâu là nguyên nhân?
>>Hà Nội: “Điểm mặt” hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu trái phép!
>>Bài 2: Nhiều bãi tập kết, trung chuyển VLXD tại huyện Thường Tín vẫn ngang nhiên hoạt động!
>>Bài 3: Ai “bảo kê” cho hàng loạt bãi tập kết VLXD trái phép tại quận Bắc Từ Liêm (?!)
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nộithành lập Đoàn kiểm tra hoạt động bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn thành phố, phát hiện ra nhiều vi phạm tại các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng.
Tại xã Võng La, huyện Đông Anh, tuy không có trong kết luận kiểm tra của Sở TN&MT Hà Nội nhưng tại đây đang xảy ra nhiều sai phạm. Cụ thể, trên địa bàn xã này có 4 bãi chứa, trung chuyển cát, đá, sỏi thì cả 4 bãi hoạt động trái phép. Xã đã lập biên bản vi phạm, huyện đã xử phạt hành chính nhưng không biết vì lý do gì các bãi chứa, trung chuyển này vẫn vô tư hoạt động như chốn không người.
Hiện nay, cả 4 bãi, trung chuyển cát vàng, đá, sỏi (trong đó, có 3 bãi còn cát) đều chưa có giấy phép hoạt động. |
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Võng La, cho biết, xã có 4 bãi chứa, trung chuyển cát vàng, đá, sỏi. Họ lấy danh nghĩa là Công ty TNHH Thành Luân; Công ty TNHH Tuấn Vinh; Công ty TNHH Minh Cường; Công ty TNHH Hồng Phúc.
4 bãi hoạt động nhưng chưa bãi nào được cấp phép. Trung bình mỗi bãi rộng từ 2.000 - 3.000m2. Các bãi này hoạt động từ trước năm 2008 đến nay.
Năm nào xã cũng yêu cầu các bãi này dừng hoạt động, còn dựng cả barie cho công an ra chốt chặn nhưng sau đó một thời gian người ta lại cố tình hoạt động. Hầu hết các bãi đều bị lập biên bản rồi, theo huyện báo về thì bãi nào cũng bị xử phạt hành chính về môi trường nhưng sau đó họ lại hoạt động trở lại.
Hiện, bãi chứa lớn nhất là của Công ty TNHH Hồng Phúc còn khoảng 2.000m3 cát. |
Ông Hùng cho biết, hiện có 3 bãi còn cát. Bãi chứa lớn nhất là của Công ty TNHH Hồng Phúc còn khoảng 2.000m3 cát.
Cũng theo ông Hùng, nếu để các bãi tồn tại, xe quá tải sẽ làm nát đường giao thông, gây ảnh hưởng cho nhân dân địa phương, ảnh hưởng tới môi trường. Bên đê điều cũng đã gọi lên lập biên bản yêu cầu tất cả các bãi ngừng tập kết nhưng họ vẫn làm.
Điều khó hiểu là UBND xã Võng La đã lập biên bản vi phạm, huyện Đông Anh đã xử phạt hành chính nhưng không hiểu vì lý do gì mà các bãi vẫn vô tư hoạt động như trốn không người. |
Trả lời câu hỏi tại sao năm nào xã Võng La cũng có văn bản yêu cầu các bãi dừng hoạt động, lập biên bản vi phạm hành chính, huyện xử phạt hành nhưng các bãi này vẫn hoạt động, phải chăng xã, huyện vào cuộc xử lý chưa đủ sức nặng hay có một thế lực nào đó bảo kê, tiếp tay, ông Hùng cho biết, do xuất phát từ nhu cầu sử dụng cát của người dân, một số người không có công ăn việc làm nên họ vẫn cố tình làm. Về răn đe, đúng là xã vẫn xử lý chưa đủ mạnh để giải quyết triệt để, khi mở chiến dịch người ta dừng hoạt động chỉ được một thời gian.
"Tôi khẳng định không có thế lực nào tiếp tay mà trực tiếp là do nhu cầu và lượng dư thừa lao động tại xã nên nảy sinh ra việc đó", ông Hùng nhấn mạnh.
Tại sao xã Võng La đã lập biên bản vi phạm, huyện Đông Anh đã xử phạt hành chính nhưng các bãi nói trên vẫn vô tư hoạt động. Chúng tôi sẽ làm việc với UBND huyện Đông Anh để tìm ra câu trả lời gửi tới bạn đọc.
Hoàng Văn - Duy Cảnh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.