Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2013 | 1:46

Bài 5: Bộ Công Thương chỉ đạo làm rõ việc Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever

KTNT- Sau khi Báo Kinh tế nông thôn phản ánh việc ông Đặng Hồng Hải, Tổng giám đốc Bicico bị cổ đông Công ty tố cáo bán trộm nguyên liệu dư của Unilever nhằm trục lợi, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có ý kiến chỉ đạo Cục Hóa chất kiểm tra, làm rõ vụ việc…

BÀI LIÊN QUAN:

>> Bài 1: Ai chỉ đạo Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever?
>> Bài 2: Nhiều uẩn khúc trong việc cách chức một giám đốc
>> Bài 3: Thêm bằng chứng vụ “Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever”

>> Bài 4: Unilever Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý vi phạm

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất ký Công văn số 3339/BCT-HC ngày 17/4/2013 gửi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với nội dung: Báo Kinh tế nông thôn trích đơn thư độc giả phản ánh, theo Hợp đồng số PC-210906/HUONGVIET ngày 21/9/2006, Công ty cổ phần Công nghiệp Hóa chất vi sinh và Unilever Việt Nam, thì Unilever Việt Nam cung cấp nguyên liệu cho Bicico gia công sản phẩm, trong trường hợp nguyên liệu gia công thừa thì Bicico phải chuyển trả lại toàn bộ cho Unilever Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều năm, lãnh đạo Bicico đã chỉ đạo bán nguyên liệu gia công còn thừa ra bên ngoài để thu lợi.

Bộ Công Thương chỉ đạo làm rõ vấn đề Báo Kinh tế nông thôn
phản ánh về việc lãnh đạo Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever


Cục Hóa chất khẳng định: Để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Bộ, đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam xác minh, làm rõ vụ việc nêu trên. Báo cáo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trước ngày 26/4/2013.

Ngày 26/4/2013, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn liên hệ với Cục Hóa chất thì Phó cục trưởng Nguyễn Kim Liên xác nhận, tuy đã đến “hạn chót” để báo cáo lãnh đạo Bộ nhưng phía Tập đoàn Hóa chất vẫn chưa có văn bản báo cáo gửi Cục.

Đến ngày 02/5/2013, Cục Hóa chất mới nhận được Công văn số 557/HCVN-TTPC của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đề ngày 26/4/2013 do ông Ngô Mạnh Hoài, Phó Tổng giám đốc ký với nội dung: Từ tháng 01/2013, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhận được nhiều đơn thư tố cáo ông Đặng Hồng Hải, Tổng giám đốc Bicico chỉ đạo bà Lương Thị Thanh Loan, Giám đốc Xí nghiệp Hương Việt (thuộc Bicico) bán nguyên liệu dư khi gia công sản phẩm cho Unilever và tố cáo ông Trịnh Anh Tuấn, Chủ  tịch HĐQT Bicico lạm dụng quyền hạn khi giải quyết đơn thư tố cáo, có hành vi bao che tội phạm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết: Với trách nhiệm là cổ đông lớn tại Công ty Bicico, để giải quyết nội dung đơn tố cáo nêu trên, Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có Nghị quyết số 27/NQ-HĐTV ngày 31/1/2013 xử lý nội dung đơn tố cáo. Cụ thể, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã yêu cầu những người đại diện phần vốn của Tập đoàn xem xét các nội dung đơn tố cáo, báo cáo Tập đoàn. Tập đoàn đã có văn bản đề nghị Ban Kiểm soát Công ty Bicico kiểm tra việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty liên quan đến việc bán nguyên liệu dư.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, hiện Ban Kiểm soát Công ty Bicico chưa có văn bản trả lời kết quả kiểm tra, xác minh theo đề nghị của Tập đoàn. Tập đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Kiểm soát Công ty để sớm có kết quả kiểm tra, xác minh và trả lời cổ đông về vấn đề bán nguyên liệu dư tại Công ty Bicico.

Như vậy, sau hơn 03 tháng kể từ khi ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐTV về xử lý nội dung đơn tố cáo, đến nay, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn chưa thể làm rõ được những vấn đề sai phạm và xử lý những người có liên quan tại Bicico. Trong khi đó, báo cáo lãnh đạo Bộ, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn chưa đưa ra được con số cụ thể về quá trình xác minh và “chốt” thời gian báo cáo kết quả.

Sau 03 tháng xác minh, đến nay Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
dường như “bất lực” trước sai phạm tại Bicico!.


Cũng liên quan đến các sai phạm tại Bicico, ngày 18/1/2013, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 611/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với nội dung: Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra và giải quyết cụ thể vụ việc, đảm bảo chọn người có đủ năng lực và phẩm chất để điều hành, quản lý doanh nghiệp nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 61/PC-VPCP gửi Bộ Công Thương với nội dung, Văn phòng Chính phủ nhận được đơn tố cáo ông Đặng Hồng Hải, Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Lương Thanh Loan, Giám đốc Xí nghiệp Hương Việt. Theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển đến Bộ Công Thương xem xét, trả lời theo quy định của pháp luật.

Ngày 07/2/2013, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng có Văn bản số 65/TB-PC44(Đ1) do Thượng tá Nguyễn Minh Thông, Chánh Văn phòng ký chuyển nội dung tố cáo việc bán nguyên liệu tại Bicico đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và Chức vụ Công an TP.Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết theo quy định.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục theo dõi và chuyển tải đến bạn đọc những thông tin mới nhất về vụ việc trên./.

Trước những thắc mắc của cổ đông Bicico về việc có sự bao che cho sai phạm của Bộ Công Thương và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, bà Nguyễn Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất khẳng định, không có việc bao che cho sai phạm của Bộ, việc xử lý đơn tố cáo phải theo đúng theo quy trình vì đến nay Bộ vẫn chưa có ý kiến chính thức về vụ việc. “Sau khi Tập đoàn Hóa chất báo cáo kết quả xác minh, Bộ thấy vẫn còn vấn đề chưa được làm rõ hoặc cổ đông tiếp tục có đơn tố cáo thì Bộ sẽ căn cứ vào quy định hiện hành để thành lập đoàn thanh tra xác minh toàn diện vụ việc”, bà Liên khẳng định.


Nhóm PVĐT

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top