Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 13 tháng 5 năm 2014 | 10:37

Bài 5: Cải tạo hệ thống thoát nước tuyến mương T6A - Nguyên Hồng: Triển khai ì ạch, dân bức xúc

KTNT- Dự án tuyến mương T6A-Nguyên Hồng, phường Thành Công, Ba Đình (Hà Nội) triển khai ì ạch, kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Việc chậm trễ không những gây cản trở lưu thông, khó khăn kinh doanh mà còn gây bụi bặm, tiếng ồn và ngập úng…

BÀI LIÊN QUAN:
Bài 1: 
Hà Nội: Cải thiện môi trường hay phá đường?
Bài 2: Kiểm điểm đơn vị thi công ẩu
Bài 3:  Sở GTVT Hà Nội: “Ngâm tôm” hồ sơ xin cấp phép đào đường dự án?
Bài 4: Dự án cải tạo mương Y cụ - Y khoa bị bỏ dở vì sao?


Năm 2011, Ban quản lý thoát nước Hà Nội đại diện cho chủ đầu tư- Sở Xây dựng Hà Nội chính thức ký hợp đồng gói thầu số 3 dự án cải tạo kênh mương thoát nước lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ và Sét với Tổng công ty cổ phần Sông Hồng được lựa chọn là nhà thầu xây dựng.

Theo hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Tổng công ty cổ phần Sông Hồng, các công việc của dự án bao gồm: Thiết kế bản vẽ thi công, thực hiện thí nghiệm, hoàn thiện, sửa chữa mọi hư hỏng của gói thầu trong đó lưu vực sông Tô Lịch, có tổng chiều dài xấp xỉ 6,943m; lưu vực sông Hoàng Liệt, Tô Lịch (công tác kè sông giai đoạn 1 đoạn chưa được tiến hành có tổng chiều dài 1,646m); lưu vực sông Lừ dài 1,236m; lưu vực sông Sét 1,182m. Các hạng mục chính bao gồm đê quai, cọc cừ, tách nước, phá dỡ các kết cấu hiện trạng và xây dựng đường tạm vào hiện trường; đào đắp đất đá….kè, cống hộp, hố ga, cầu; tạo cảnh quan (trồng cỏ, cây, đường công vụ, hệ thống thoát nước, đèn, lan can….)

Việc triển khai dự án ì ạch đang gây nhiều bức xúc
cho người dân tại khu vực này.


Tổng giá trị gói thầu trên 503 tỷ đồng, có nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), thời gian hoàn thành 756 ngày với quy mô trải rộng trên 16 tuyến thuộc các quận nội thành của Hà Nội.

Ngày 8/3/2011, tại mương thoát nước đường Nguyên Hồng cạnh Công viên Indira Gandhi, Thành Công, Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đã chính thức tổ chức Lễ khởi công Gói thầu cải tạo kênh mương thoát nước lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ, Sét.

Tuyến kênh T6A - Nguyên Hồng là một trong 16 tuyến kênh mương của dự án có chiều dài 702m bắt đầu từ công viên Thành Công đến giáp Đài Truyền hình Hà Nội, giá trị khoảng 50 tỷ đồng với các công việc lắp đặt cống hộp 3m x 2,6m, xây dựng đường 2 làn xe, mặt đường bê tông asphalt, kè lát gạch bờ lốc đến hết chỉ giới, trồng cây xanh và hệ thống chiếu sáng công cộng…

Tuy nhiên, sau lễ khởi công hoành tráng thì đơn vị thi công lại ì ạch trong triển khai dự án, đặc biệt tại tuyến kênh T6A – Nguyên Hồng, khiến người dân sống quanh khu vực này vô cùng bức xúc. Theo người dân ở khu G1 (Tổ 61) và G1B (Tổ 65) cho biết, hơn 3 năm nay, việc triển khai ì ạch, kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Việc chậm trễ không những gây cản trở lưu thông, khó khăn kinh doanh mà còn gây bụi bặm, tiếng ồn và ngập úng.

Nhà thầu thi công kiểu “vừa làm vừa chơi” đã gây cản trở rất nhiều trong quá trình kinh doanh, phát triển kinh tế của người dân. Và chuyện con đường luôn trong tình trạng bụi bặm vào mùa khô và ngập úng khi mưa lớn đã gây nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông – một người dân bức xúc.

Cũng theo một nguồn tin, một trong những nguyên dân khiến Tổng công ty Sông Hồng ì ạch trong triển khai dự án là do “sức khỏe” của doanh nghiệp đang có vấn đề. Cụ thể, sau khi Tổng công ty Sông Hồng chuyển từ Tổng công ty 100% vốn Nhà nước, trở thành Tổng công ty cổ phần với phần vốn Nhà nước nắm giữ là 73,2% (tháng 5/2010), đơn vị này đã nợ lũy kế 121,6 tỷ đồng cùng với đó lợi nhuận trước thuế hợp nhất của toàn công ty năm 2011 chỉ đạt 2 tỷ đồng, năm 2012 chỉ đạt 5,1 tỷ đồng, một con số khiêm tốn. Thêm một minh chứng, trên hệ thống ngân hàng tính đến ngày 31/3/2014, Tổng công ty Sông Hồng dư nợ tại Ngân hàng Agribank là 150 tỷ đồng và Ngân hàng BIDV là 51 tỷ đồng. Với con số dư nợ trên, mỗi năm Sông Hồng phải trả tiền lãi từ 3 đến 5 tỷ đồng. Có thể đây là nguyên nhân đẩy dự án vào tình trạng chậm tiến độ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin./.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại:

Công trình thi công kiểu “vừa làm vừa chơi” kéo dài nhiều năm.

Đơn vị thi công cảnh báo cẩu thả, nguy cơ nguy hiểm
cao cho người dân

Việc đơn vị thi công đào xới tung téo trước nhà dân,
khiến cuộc sống nhiều gia đình đảo lộn.  








Thành Vinh





KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top