KTNT- Trong khi Sở GTVT TP Hà Nội chưa lên tiếng về việc Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội kiến nghị chậm cấp phép thi công khu vực ngã năm Lò Đúc - Hàn Thuyên, hiện là "điểm đen" mỗi khi trời mưa lớn, thường gây úng ngập. Thì mới đây, trong công văn gửi báo chí do ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Ban quản lý dự án thoát Hà Nội ký lại "trần tình" giúp Sở GTVT về việc chậm quyết định cấp phép.
BÀI LIÊN QUAN:
Bài 1: Hà Nội: Cải thiện môi trường hay phá đường?
Bài 2: Kiểm điểm đơn vị thi công ẩu
Bài 3: Sở GTVT Hà Nội: “Ngâm tôm” hồ sơ xin cấp phép đào đường dự án?
Bài 4: Dự án cải tạo mương Y cụ - Y khoa bị bỏ dở vì sao?
Bài 5: Cải tạo hệ thống thoát nước tuyến mương T6A - Nguyên Hồng: Triển khai ì ạch, dân bức xúc
Việc thi công dự án thoát nước tại một số tuyến đường phố gây ô nhiễm và cải tạo các tuyến kênh mương theo kiểu cầm chừng của Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội khiến người dân bức xúc vì những hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh.
Ông Nguyễn Viết An cho biết được lãnh đạo Ban quản lý phân công trả lời các nội dung liên quan đến việc thi công dự án thoát nước tại một số tuyến phố. Tại tuyến phố Lò Đúc vốn bị người dân bất bình về sự ô nhiễm bụi, tiếng ồn do việc thi công tạo ra, ông An cho biết do thời gian qua mưa nhiều nên đơn vị thi công chưa thực hiện được việc thảm mặt đường bê tông nhựa hạt mịn.
|
Đồng thời, trả lời báo chí ngày 6/5, ông An cũng rất bức xúc về việc hồ sơ xin đào đường để đơn vị này thi công nút ngã năm Lò Đúc - Hàn Thuyên bị Sở GTVT TP Hà Nội chậm phê duyệt. Ông An cho biết hồ sơ xin cấp phép được gửi đến Sở GTVT trong suốt nhiều tháng nhưng không nhận được câu trả lời chấp nhận hay phản bác từ Sở GTVT.
Sau khi báo Kinh tế nông thôn đăng tải, Ban quản lý dự án thoát nước đã lên tiếng trần tình sự việc. Theo đó, công văn nêu: "Việc đào đường để thi công cống thoát nước trong khu vực quanh trung tâm thành phố là rất phức tạp, cần phải cân nhắc kỹ để giảm thiểu ảnh hưởng tới ATGT trong các dịp nghỉ lễ và đời sống người dân. Đặc biệt, tại vị trí ngã tư, ngã năm (như tại ngã năm Lò Đúc - Hàn Thuyên - Phan Chu Trinh - Hàm Long - Lê Văn Hưu). Do đó, thời điểm cấp phép đào đường Sở GTVT cũng cần xem xét kỹ lưỡng các lý do nêu trên để có quyết định thích hợp".
Được biết, đoạn ngã 5 này vừa được cấp phép thi công nhưng việc bất nhất về quan điểm của Ban quản lí dự án thoát nước Hà Nội trong việc kiến nghị Sở GTVT cấp phép đào đường để giải quyết "điểm đen" úng ngập khiến dư luận khó hiểu.
Giải thích về trường hợp phố Trần Hưng Đạo mặt đường chưa được rải thảm lớp trên cùng (lớp bê tông như hạt mịn) do các tuyến này đang tổ chức thi công cống thoát nước, mặt khác do thời tiết thời gian vừa qua mưa liên tục nên không đủ điều kiện để thi công bê tông nhựa lớp mặt do vậy nhà thẩu phải đậy tạm bằng tôn", công văn nêu.
Với tuyến phố Lò Đúc bị người dân phản ánh, Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội cho biết: "Riêng với tuyến Lò Đúc, do mặt đường hiện trạng đã xuống cấp từ trước khi thi công, được sự đồng ý của Sở Xây dựng (chủ đầu tư), chúng tôi sẽ tiến hành rải thảm toàn bộ mặt đường (gồm cả phần không nằm trong phạm vi thi công dự án thoát nước) đoạn từ gần ngã ba Lò Đúc - Nguyễn Cao do thời gian gần đây mưa nhiều nên chưa thể tiến hành thảm mặt đường bê tông nhựa hạt mịn được".
Tuy nhiên, sau khi báo đăng tải thông tin sự việc, Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội cho biết đã cùng liên danh tư vấn Nippon Koei-Viwase đã tổ chức kiểm tra, kiểm điểm trách nhiệm của nhà thầu và khẩn trước và khắc phục.
Như báo Kinh tế nông thôn đã thông tin, mặc dù dự án thoát nước Hà Nội có nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhưng có thể nói, tiến độ nhiều gói thầu đang thi công ì ạch khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về năng lực các nhà thầu yếu kém?
Như tuyến kênh T6A - Nguyên Hồng là một trong 16 tuyến kênh mương của dự án có chiều dài 702m bắt đầu từ công viên Thành Công đến giáp Đài Truyền hình Hà Nội, giá trị khoảng 50 tỷ đồng với các công việc lắp đặt cống hộp 3m x 2,6m, xây dựng đường 2 làn xe, mặt đường bê tông asphalt, kè lát gạch bờ lốc đến hết chỉ giới, trồng cây xanh và hệ thống chiếu sáng công cộng…
Tuy nhiên, sau lễ khởi công hoành tráng thì đơn vị thi công lại ì ạch trong triển khai dự án, đặc biệt tại tuyến kênh T6A – Nguyên Hồng, khiến người dân sống quanh khu vực này vô cùng bức xúc.
Hay Dự án cải tạo mương Y cụ - Y Khoa và dự án cải tạo tuyến mương T6A - Nguyên Hồng đang trong tình trạng ì ạch, thi công cầm chừng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xâm hại cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Ông Nguyễn Hoàng Thắng - Phó chủ tịch UBND phường Khương Thượng cũng bất bình cho biết dự án cải tạo mương Y cụ - Y Khoa chậm tiến độ là do năng lực nhà thầu yếu kém. Nguồn vốn dự án là kinh phí của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) do Ban Quản lí thoát nước (thuộc Sở Xây dựng) đảm nhiệm nên vấn đề chính vẫn là năng lực điều hành của chủ đầu tư và năng lực nhà thầu.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.
Thành Vinh |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.