Hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép nằm trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) ngang nhiên tồn tại và hoạt động như thách thức chính quyền nơi đây.
>>>Bài 5: Bất lực trong việc xử lý bãi tập kết VLXD trái phép tại các xã của huyện Gia Lâm!
>>>Bài 2: Nhiều bãi tập kết, trung chuyển VLXD tại huyện Thường Tín vẫn ngang nhiên hoạt động!
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trên địa bàn huyện Thường Tín hiện có 7 bãi chứa sử dụng đất ven sông không có thủ tục pháp lý đất đai tại các xã Hồng Vân, Ninh Sở. Riêng trên địa bàn xã Ninh Sở, đoàn thanh tra phát hiện 3 bãi chứa không có thủ tục pháp lý về đất đai, không phù hợp với quy hoạch; trong đó có 2 bãi chứa đang sử dụng đất ven sông thuộc Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long.
Một trong những bãi tập kết vật liệu xây dựng tại huyện Thường Tín
Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn. Theo đó, UBND cấp xã phải hủy bỏ mọi văn bản dưới dạng hợp đồng, biên bản tạm giao hay hình thức khác cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất bãi ven sông mà trên thực tế đang bị sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển VLXD trái phép.
Lý giải về việc các bãi tập kết, trung chuyển VLXD sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất trái phép hoạt động từ năm 2008 đến nay nhưng không bị xử lý theo quy định, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ tịch UBND xã Hồng Vân cho biết: "Đến tháng 6/2013, tất cả các bãi này đều bị đình chỉ, nghiêm cấm hoạt động và yêu cầu hoàn trả mặt bằng trong năm 2014. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành là do bãi này cung cấp toàn bộ VLXD cho huyện Thường Tín, 3 cụm công nghiệp trên địa bàn cũng như các hộ dân nơi đây".
Cũng theo ông Quyết, khó khăn lớn nhất trong việc xử lý sai phạm là do có nhiều tác động. Để giải quyết được vấn đề tập kết vật liệu rất khó, có những hôm công an xã, huyện trực ngày đêm để bắt các tàu vận chuyển đến. Tuy nhiên, do có can thiệp từ trên nên việc ngăn cấm các phương tiện tập kết VLXD lại càng khó khăn.
Liên quan tới vụ việc, PV cũng đã có buổi làm việc với bà Chu Thị Minh Huyền, Phó chủ tịch UBND huyện Thường Tín, ông Lưu Văn Phúc, Trưởng phòng Kinh tế và ông Nguyễn Đăng Duấn, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND huyện Thường Tín cho biết: Thực hiện chỉ đạo của thành phố, huyện đã mời chủ tịch UBND các xã ven sông đến giao nhiệm vụ, yêu cầu phải nghiêm túc thực hiện. Ngày 13/3/2015, UBND huyện ban hành Văn bản số 141 yêu cầu tập trung kiểm tra, đình chỉ, xử lý ngay các sai phạm về lập các bãi chứa, trung chuyển VLXD đối với xã Ninh Sở, Hồng Vân. Cũng vì xử lý chưa dứt điểm nên đến thời điểm hiện tại huyện đang tập trung chỉ đạo theo tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo thành phố trước 31/3/2015.
Văn bản số 141 của UBND huyện Thường Tín yêu cầu tập trung kiểm tra, đình chỉ, xử lý ngay các sai phạm về lập các bãi chứa,
trung chuyển VLXD
Khi PV hỏi về việc các bến bãi sử dụng đất sai mục đích xã có báo cáo không, quá trình sử dụng đất sai mục đích diễn ra từ lâu tại sao không có biện pháp xử lý, đại diện UBND huyện cho biết: Huyện đã xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế, toàn bộ những khó khăn đã được báo cáo lên thành phố. Hiện nay vẫn còn một số tồn tại, huyện sẽ tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra và xử lý, kiên quyết không bao che, né tránh. Một số trường hợp cố tình nên huyện phải thành lập đoàn thanh tra, đến nay đã có 3 đoàn thanh tra được thành lập nhưng tình trạng tái lấn chiếm các bãi chứa vẫn diễn ra. "Huyện không bao che, việc đồng chí Quyết trả lời là không có cơ sở", bà Huyền nói.
Được biết, UBND huyện Thường Tín cũng đã ra Quyết định số 711/QĐ-UBND chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động khai thác cát, sỏi, hoạt động trung chuyển VLXD ven sông trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ, giải tỏa các trường hợp hoạt động trái phép và không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; hủy các văn bản cho phép hoạt động khai thác, trung chuyển cát, sỏi không đúng quy định; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trên địa bàn. Hy vọng chính quyền huyện Thường Tín mạnh tay hơn để sớm chấm dứt tình trạng này.
Tiến Đạt – Thanh Thắng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.