Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2013 | 5:55

Bài 8: Vụ bán “trộm” nguyên liệu tại Bicico: Tiết lộ “động trời” của “người trong cuộc”!

KTNT- Dư luận trong mấy ngày qua không khỏi giật mình về vụ lãnh đạo Bicico chỉ đạo bán trộm nguyên liệu dư của đối tác Unilever. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là số tiền trên được lãnh đạo Công ty Bicico chi vào những việc gì và đã vào túi ai? Tiết lộ của “người trong cuộc” bà Lương Thị Thanh Loan, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Hương Việt  như càng minh chứng cho sai phạm nghiêm trọng và có hệ thống tại Công ty Bicico trong nhiều năm liền.

BÀI LIÊN QUAN:

>> Bài 1: Ai chỉ đạo Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever?
>> Bài 2: Nhiều uẩn khúc trong việc cách chức một giám đốc
>> Bài 3: Thêm bằng chứng vụ “Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever”

>> Bài 4: Unilever Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý vi phạm
>> Bài 5: Bộ Công Thương chỉ đạo làm rõ việc Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever
>> Bài 6: Bộ Công an đề nghị Bộ Công thương thanh tra vụ “bán trộm nguyên liệu tại Bicico”
>> Bài 7: Bộ Công thương sẽ “tăng tốc” xử lý vụ bán nguyên liệu tại Bicico


Giữ nguyên liệu lại để… sản xuất riêng

Trong văn bản giải trình ngày 23/11/2012 gửi Chủ tịch HĐQT Công ty Bicico Trịnh Anh Tuấn,  bà Lương Thị Thanh Loan cho biết: Từ năm 2008 đến quý 3/2012, Xí nghiệp Hương Việt (thuộc Công ty Bicico) đã trả về cho Công ty Unilever tổng số nguyên liệu là 175,370 tấn nguyên liệu các loại. Nhờ đó, Unilever đã thưởng cho tập thể Xí nghiệp số tiền là 655 triệu đồng. Ngoài ra, vào các năm 2011 và 2012, Unilever còn tiếp tục thưởng cho Hương Việt số tiền và 543 triệu đồng. Tất cả số tiền thưởng trên, theo bà Loan, Xí nghiệp đều xuất hóa đơn tài chính và hạch toán vào khoản thu nhập khác của Công ty.

Tuy đã trả lại một phần nguyên liệu dư cho Unilever, nhưng bà Loan khẳng định, Xí nghiệp vẫn để lại “dự phòng” khoảng 61,800 tấn và được Tổng giám đốc Đặng Hồng Hải đồng ý. Trong tổng số nguyên liệu “dự phòng”, có 42 tấn nguyên liệu sản xuất chất xả vải, số còn lại là nguyên liệu sản xuất Vim và nước rửa chén.

 Bà Loan khẳng định, thường xuyên phải cấp tiền cho ông Hải
lo kiện cáo, chi phí hợp đồng.



Bà Loan cho biết, số nguyên liệu trên bà đã đề nghị ông Hải cho phòng, ban xuống kiểm kê, đánh giá, phân loại. Theo nguyện vọng của Hương Việt là dùng số nguyên liệu “dự phòng” để sản xuất sản phẩm riêng cho Công ty… Tuy nhiên, ông Hải không cho phòng, ban xuống kiểm tra mà yêu cầu Xí nghiệp “tự xử lý”.

Tiền bán nguyên liệu dùng để… chạy dự án, kiện cáo?

Bà Loan khẳng định, bên cạnh hai khoản nguyên liệu trả về và dự phòng trên, trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2009, được sự chỉ đạo của ông Hải, Xí nghiệp có bán thanh lý một số nguyên liệu dư và thu về khoảng 1,150 tỷ đồng.

Bà Loan cho biết, số tiền trên được dùng vào các khoản: chuyển 800 triệu đồng về cho ban lãnh đạo Công ty để chi phí cho Công ty Đại Gia Phú phục vụ cho việc đàm phán bán phần liên doanh ICI. Số tiền này được bà Loan nộp trực tiếp cho ông Hải với có sự chứng kiến của bà Lan (Phó Tổng giám đốc Bicico).

Số tiền 350 triệu đồng còn lại, bà Loan chi vào các khoản khác như: quỹ xí nghiệp, thưởng, quà tặng, dịp lễ Tết… và đặc biệt, chuyển cho bà Nhung (Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự) 50 triệu đồng.

Bà Loan cho rằng, những việc làm trên lãnh đạo Công ty đều biết, tuy nhiên, để hạ uy tín của bà thì gần đây một số người trong Công ty tung tin đồn là “bà bán trộm nguyên liệu để mang tiền về xây nhà…”.

Vì sao việc bán nguyên liệu bắt đầu từ 2004 – 2005 nhưng đến nay mới được nội bộ Công ty “phát hiện” và người bị xử lý lại chỉ có bà Loan?

Xí nghiệp Hương Việt định giữ lại nguyên liệu dư để sản xuất sản phẩm riêng (?!).


Bà Loan cho rằng, do có lần bà Ánh (Chủ tịch Công đoàn Công ty) đề nghị tổ chức cho công nhân Hương Việt đình công để bảo vệ cho ông Hải nhưng bà không đồng ý. Vì trước đó, Unilever đã cảnh báo là nếu để xảy ra đình công, lãn công thì sẽ chấm dứt hợp đồng.

Bà Loan lý giải, do ông Hải đề nghị bà thuyết phục Đảng viên trong Xí nghiệp Hương Việt trả lại thẻ Đảng để bảo vệ ông Hải nhưng bà Loan không đồng ý vì sai với Điều lệ Đảng. Ngoài ra, trước đây thỉnh thoảng ông Hải có đề nghị vợ chồng bà “giúp đỡ chi phí” để lo cho các vụ kiện tụng nhưng gần đây, bà không hỗ trợ nữa… nên mới sinh chuyện.

Những bằng chứng trên tiếp tục củng cố sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Bicico trong vụ việc bán trộm nguyên liệu dư của đối tác Unilever. Dư luận đang mong chờ, Bộ Công thương sớm lập đoàn thanh tra theo đề nghị của Bộ Công an để “sự thật được đưa ra ánh sáng”. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Liên quan đến vụ bán trộm nguyên liệu tại Bicico (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), ngày 03/5/2013, Bộ Công an có Công văn số 187/C44 do Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) Đại tá Lê Đình Nhường ký gửi Bộ Công thương, trong đó có nội dung:

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kết luận và có thông báo kết quả cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Trong cuộc Họp báo thường kỳ tháng 4/2013 của Bộ Công thương (06/5/2013), ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất khẳng định: “Sau khi nhận được công văn của Bộ Công an, nếu được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ, chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo nhằm tăng tốc quá trình xử lý để làm rõ vụ việc trong thời gian sớm nhất. Tôi nghĩ, Bộ trưởng sẽ giao cho Thanh tra Bộ vào cuộc để làm rõ vụ việc”.


Nhóm PVĐT


KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top