Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 4 năm 2015 | 11:37

Bài 9: Huyện Gia Lâm đùn đẩy trách nhiệm trong việc xử lý bãi chứa VLXD trái phép!

UBND huyện Gia Lâm đã có hàng loạt quyết định xử phạt cũng như biên bản đình chỉ hoạt động của các bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn. Thế nhưng, trên thực tế, các bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn huyện vẫn ngang nhiên hoạt động trước sự "bất lực" của chính quyền sở tại.

>> Bài 8: Chính quyền quận Bắc Từ Liêm "làm ngơ" cho sai phạm (?!)

>> Bài 7: Huyện Đông Anh quản lý bãi chứa VLXD theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa"!

>> Bài 5: Bất lực trong việc xử lý bãi tập kết VLXD trái phép tại các xã của huyện Gia Lâm!

Chính quyền “bất lực”?

Như Kinh tế nông thôn đã thông tin, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, qua kiểm tra các bãi chứa, trung chuyển VLXD của các đơn vị trên địa bàn các phường tại xã Yên Viên, Kim Lan, Trung Màu và Phù Đổng (Gia Lâm) hiện có 32 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại 10 xã có bến bãi trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các bến bãi đều chưa hoàn thiện các thủ tục cấp phép cũng như không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Một trong những bãi tập kết vật liệu tại huyện Gia Lâm

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Văn Hồng, Chủ tịch UBND Xã Yên Viên, cho biết: "Việc xử lý xã chỉ ra quyết định thu hồi các biên bản bàn giao, tạm giao, hợp đồng…Việc thu hồi lại đất là rất khỏ bởi vì đất này người ta đã kinh doanh từ nhiều năm nay. Việc xã đình chỉ nhưng các doanh nghiệp vẫn cố tình hoạt động, không chịu hoàn trả mặt bằng, UBND xã đã báo cáo lên UBND huyện và UBND huyện cũng nắm bắt được vấn đề này”.

Ông Đào Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Yên Viên

Ông  Hồng cũng cho biết thêm: “Phải công nhận đây là những tồn tại mà xã chưa giải quyết được, cao hơn nữa là UBND huyện cũng chưa giải quyết được. Tuy nhiên, UBND huyện cũng có hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nên nhiều lần xã, huyện cũng đã đề nghị UBND thành phố quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh và hoạt động đúng quy định của pháp luật”.

Đá quả bóng trách nhiệm?

Liên quan đến việc thực hiện Quyết định số: 711/QĐ-UBND về việc thực hiện công tác kiểm tra, rà soát hoạt động khai thác cát, sỏi, hoạt động trung chuyển VLXD cũng như công tác quản lý, trách nhiệm của các bên liên quan, phóng viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Gia Lâm.

Ông Nguyễn Văn Hợi, Phó trưởng phòng Phòng TNMT huyện Gia Lâm, cho hay: “Trên địa bàn huyện trước đây chỉ có 5 bãi có phép hoạt động, còn các bãi còn lại là hoạt động không phép, sử dụng sai mục đích đất…, chính quyền xã đã có văn bản kiểm tra, đình chỉ và xử phạt hành chính với việc sử dụng đất sai mục đích. Đồng thời huyện cũng yêu cầu các xã phải xây dựng kế hoạch cưỡng chế. Tuy nhiên, nếu tiến hành cưỡng chế thì không biết vận chuyển đống VLXD đi đâu. Đến thời điểm hiện tại, huyện chỉ yêu cầu không cho hút cát thêm vào bến bãi, chứ việc cưỡng chế thì quả thật là quá khó”.

Nói về trách nhiệm trong công tác quản lý, ông Nguyễn Văn Hợi lý giải: “Nếu nói đến trách nhiệm thì phải kể đến cả các cơ quan nhà nước,  Sở TN&MT và UBND thành phố. Vì họ còn thanh tra nhiều hơn huyện,vấn đề là để đưa ra được giải pháp cụ thể là rất khó khăn trong giai đoạn này.

Trong cuộc họp gần đây, UBND huyện đã có văn bản giao cho Công an huyện kiểm tra xử lý ngừng mọi hoạt động bơm cát lên, nếu để xảy ra tình trang bơm cát trái phép thì sẽ xử lý bên công an”.

Ông Hợi cũng cho biết thêm: “Bọn tớ chỉ là cái dạng điếu đóm cứ chỉ đâu đánh đấy, cứ độc đi hầu các ông, cứ xuống đến nơi nó lại ngừng,  nó điện lên lãnh đạo huyện, huyện chỉ đạo mình. Bọn anh xuống phục bắt thì xuống nó bảo "ĐM" ông biến "M" đi ông vào đây làm gì, ông ra không tôi cho quân đánh bỏ M giờ”.

Mặc dù trong Quyết định số: 711/QĐ-UBND đã nêu rõ: “Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động khai thác cát, sỏi, hoạt động trung chuyển VLXD ven sông trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ, giải tỏa các trường hợp hoạt động trái phép và không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; hủy các văn bản cho phép hoạt động khai thác, trung chuyển cát, sỏi không đúng quy định; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trên địa bàn”.

Qua sự việc, một lần nữa cho thấy vai trò cũng như trách nhiệm trong công tác quản lý của UBND huyện Gia Lâm là chưa rõ ràng, thay vì phối kết hợp với các cơ quan chức năng, UBND huyện Gia Lâm lại đang đùn đẩy trách nhiệm cho các sở, ban ngành, các cơ quan chức năng khác.

Trước thực trạng trên đề nghị UBND TP. Hà Nội, Sở TN&MT Hà Nội cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có phương án xử lý dứt điểm vụ việc.

Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin./.

Tiến Đạt - Thanh Thắng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top