Hơn 6 năm với hàng trăm lá đơn, tháng 9/2016, bà Nguyễn Thị Kim Bích, ở tổ 2, phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi) mới tìm được công lý trong vụ tranh chấp con đường hành lang đi vào nhà mình, nhưng lại gặp khó trong quá trình thi hành án (THA).
Hơn 6 năm với hàng trăm lá đơn, tháng 9/2016, bà Nguyễn Thị Kim Bích (sinh năm 1968), ở tổ 2, phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) mới tìm được công lý trong vụ tranh chấp con đường hành lang đi vào nhà mình, nhưng lại gặp khó trong quá trình thi hành án (THA).
Nguồn gốc đường hành lang
Ngôi nhà của bà Bích ở số 124 đường Trần Hưng Đạo do cha mẹ chồng của bà Bích là ông Nguyễn Lãnh và bà Phạm Thị Lợi mua năm 1970, tổng diện tích 133m2, được cấp thẩm quyền khi ấy chứng thực và vào sổ khai báo.
Với 5m bề ngang của thửa đất, cha mẹ chồng bà Bích xây phòng khách 3,9m, chừa lại đường hành lang rộng 0,87m, dài 12,5m làm lối đi riêng vào nhà sau. Năm 1993, cha mẹ chồng bà Bích làm thủ tục đăng ký sở hữu ngôi nhà.
Sau đó, cha mẹ bà Bích bán căn phòng mặt tiền (phòng khách) rộng 3,9m, dài 12,5m cho ông Nguyễn Hữu Thịnh và bà Dương Thị Bạch Tuyết (không bán lối đi hành lang dẫn vào nhà sau của ngôi nhà. Căn phòng mà cha mẹ chồng bà Bích bán sau đó được sang nhượng qua tay nhiều chủ, đến năm 2009 thì sang tay bà Oanh.
Tháng 4/2009, bà Oanh cho xây dựng thêm tầng 3 vượt độ cao cho phép, lấn qua phần không gian đường hành lang của gia đình bà Bích khoảng 0,87x12,5m; trong khi tổng diện tích căn nhà của bà Oanh chỉ có 34,2m2, theo quy định của Nhà nước thì nhà dưới 40m2 không được xây dựng tầng 3.
Ngày 17/1/2013, bà Oanh ngang nhiên đập cánh cửa bà Bích lắp đặt để bảo vệ đường hành lang vào nhà mình. Tiếp đến, ngày 19/4/2013, bà Oanh tự ý trổ cửa thông với con đường hành lang vào nhà bà Bích.
Bà Bích nhiều lần gửi đơn khiếu nại. Nhưng ngày 21/10/2014, bà Oanh lại làm đơn khởi kiện để giành quyền “đi chung” trên đường hành lang dẫn vào nhà riêng của bà Bích. Từ ngày 14/12/2014 đến ngày 16/10/2015, bà Bích 2 lần gửi đơn phản tố đến TAND TP. Quảng Ngãi.
Tòa 2 cấp đã tuyên án...
Ngày 8/9/2016, TAND TP. Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp trên. Sau 4 ngày nghị án, TAND TP. Quảng Ngãi đã mang công lý về cho bà Bích.
Tháng 6/2017, TAND tỉnh Quảng Ngãi đưa ra xét xử phúc thẩm và tuyên bà Bích được sử dụng diện tích đất 8,5m2. Bà Bích phải tháo dỡ cánh cửa nhôm kính có diện tích 2,4m2 ra khỏi bức tường phía đông tầng 1 nhà 124 đường Trần Hưng Đạo của bà Oanh và tháo dỡ ban công tầng 1 có diện tích 7,25m2 gắn liền phía Đông nhà 124 đường Trần Hưng Đạo của bà Oanh.
Bà Oanh vẫn chưa tự nguyện tháo dỡ tài sản để thi hành án.
Bà Oanh phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho bà Bích số tiền 2,42 triệu đồng; tháo dỡ cầu thang xoắn bằng sắt trên ban công tầng 1; tháo dỡ, dọn toàn bộ ban công tầng 2 có diện tích 8,53m2 và phần xây dựng ở tầng 3 bằng kẽm, đà kẽm, mái tôn, lan can bằng sắt, ba bức tường xây dựng bằng gạch trên không gian diện tích đất 8,5m2 đã được xác định quyền sử dụng cho bà Bích. Bà Oanh xây bít cửa có diện tích 0,9m2 trên tường phía đông tầng 1 nhà số 124 đường Trần Hưng Đạo của bà Oanh…
Vì sao chưa THA?
Chi cục THADS TP.Quảng Ngãi đã ban hành các quyết định và ra thông báo yêu cầu bà Bích và bà Oanh phải thi hành bản án. Để tránh bị cưỡng chế, bà Bích đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, thuê tư vấn, thuê doanh nghiệp lập phương án thực hiện các phần việc buộc bà phải thi hành.
Tuy nhiên, ngày 27/11/2017, Chi cục THADS TP. Quảng Ngãi có các quyết định 01, 02 và 03 hoãn thi hành án với lý do: Căn cứ khoản 1, Điều 23, điểm đ, khoản 1, Điều 48 Luật THÁDS (được sửa đổi, bổ sung năm 2014); căn cứ Công văn số 5636/GĐKT II ngày 20/11/2017 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm cho bà Oanh và căn cứ Giấy xác nhận đã nhận văn bản kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm số 58/GXN-TACCĐN ngày 16/11/2017 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, để hoãn THA theo đơn yêu cầu của bà Bích.
Theo quy định, công văn hay thông báo không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không thể dùng để điều chỉnh bản án hoặc quyết định đang có hiệu lực. Việc hoãn THA của Chi cục THADS TP. Quảng Ngãi là chưa đúng quy định của pháp luật. Các văn bản trên không có nội dung về việc đình chỉ THA của bà Bích…
Mới đây, bà Bích tiếp tục gõ cửa cơ quan THADS các cấp để yêu cầu thi hành Bản án sơ thẩm số 40/2016/DS-ST của TAND TP. Quảng Ngãi và Bản án dân sự phúc thẩm số 56/2017/DS-PT của TAND tỉnh Quảng Ngãi đã có hiệu lực cách đây 1,5 năm...
Chiều 26/11, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Văn Khánh, Chi cục trưởng Chi cục THADS TP. Quảng Ngãi, nhằm tìm hiểu việc THA đối với vụ việc trên. Ông Khánh cho biết, Chi cục đang hợp đồng với các công ty thi công để tháo dỡ tài sản (theo phán quyết của TAND – PV) và từ chối làm việc với phóng viên. Ông cho rằng, vụ việc trực tiếp thực hiện là của Chi cục, nhưng theo quy chế phát ngôn của ngành, phát ngôn phải là Cục trưởng Cục THADS tỉnh.
Cũng chiều 26/11, phóng viên liên hệ với ông Nguyễn Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Quảng Ngãi đăng ký lịch làm việc thì được hẹn sang tuần sau, vì tuần này ông rất bận.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin với bạn đọc về vụ việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.