Tình trạng các khu danh thắng Quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng bởi nhiều doanh nghiệp tự ý đổ đất, san gạt trực tiếp xuống lòng hồ, làm thu hẹp diện tích mặt nước để triển khai các dự án xây dựng công trình làm ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khu nhà không phép gần danh thắng Quốc gia Ghềnh Ráng
Gần đây dư luận tại Bình Định xôn xao về một công trình được xây dựng kiên cố trên núi Xuân Vân thuộc phường Ghềnh Ráng (TP. Quy Nhơn). Công trình tọa lạc tại vị trí khá đẹp lưng tựa núi, mặt hướng ra biển. Qua tìm hiểu, công trình nhà ở này là của ông Phan Phi Hổ, nguyên Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định (ông Hổ nghỉ hưu năm 2019).
Một lãnh đạo UBND phường Ghềnh Ráng (TP. Quy Nhơn) cho biết: Khu đất xây dựng công trình nêu trên của ông Phan Phi Hổ không phải là đất do UBND phường quản lý, đất này được tỉnh giao cho một doanh nghiệp để triển khai một dự án du lịch.
Lãnh đạo này cũng cho biết, mới đây địa phương cùng với các ngành chức năng đã đi kiểm tra tình hình thực tế và lập biên bản làm việc. Qua đó, yêu cầu trong vòng 1 tháng ông Phan Phi Hổ có trách nhiệm làm các thủ tục để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo biên bản kiểm tra ngày 18/11, căn nhà cấp 4 của ông Phan Phi Hổ bao gồm: 1 phòng thờ cúng, 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp kết hợp nhà vệ sinh. Tổng diện tích ngôi nhà là 40m2.
Qua trình bày của ông Phan Phi Hổ, tại biên bản kiểm tra thì ngôi nhà được xây dựng năm 1992. Đến năm 2015 được gia chủ cải tạo và sửa chữa lại sử dụng như hiện trạng bây giờ. Riêng phần kè đá xung quanh nhà được xây dựng từ trước năm 1992, nhằm mục đích chống xói lở đất. Tổng diện tích khu đất là 700m2 (trong đó có ngôi nhà cấp 4 là 40m2).
Theo ông Vũ Huy Hảo, Phó chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng, thời điểm kiểm tra hiện trường, ông Phan Phi Hổ không cung cấp được các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng trên khu đất 700m2 có nguồn gốc đất lâm nghiệp tại núi Xuân Vân, vị trí tiếp giáp với Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng). Việc xây dựng trái phép trên diễn ra khoảng 5 năm trở lại đây.
Trước mắt, UBND phường Ghềnh Ráng đã yêu cầu ông Hổ không được xây dựng tiếp khi chưa có giấy phép. Đồng thời, gia hạn thời gian 1 tháng buộc ông này cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục, hồ sơ pháp lý, giấy phép xây dựng trên khu đất. Nếu quá thời hạn, ông Hổ không cung cấp được thì địa phương sẽ tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ theo đúng quy định.
Ngoài ra, khu đất ông Hổ nằm trên núi Xuân Vân, nơi được quy hoạch vào khu vực khoanh vùng bảo vệ II của di tích danh thắng quốc gia Ghềnh Ráng. Tuy nhiên, do di tích này chưa được cắm mốc, chưa có tọa độ cụ thể nên ngành chức năng chưa có cơ sở để xác định ông Hổ có xâm phạm di tích hay không.
Cùng ngày, ông Phan Phi Hổ cũng đã thừa nhận với báo chí về việc xây dựng trái phép trên. Theo ông Hổ, đất này là do ông cùng ông Lê Minh Tài, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa khai hoang từ lâu.
Nhiều di tích, danh thắng bị xâm hại nghiêm trọng
Trong số các di tích bị xâm hại phải kể đến Khu di tích lầu Bảo Đại (tên gọi khác là biệt thự Cầu Đá) nằm trên núi Cảnh Long bên vịnh Nha Trang (ở phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Tháng 8.2013, UBND tỉnh Khánh Hòa giao hơn 13,6 ha đất, gồm toàn bộ khu di tích lầu Bảo Đại và mặt nước danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang cho Công ty CP đầu tư Khánh Hà (thuộc Tập đoàn Hà Đô) thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại.
Sau khi được giao dự án, năm 2019 Công ty CP đầu tư Khánh Hà cho máy đào, ủi, cạo trọc cả ngọn núi Cảnh Long để xây biệt thự, khách sạn, nhà hàng, quán bar... Việc san gạt, xẻ núi Cảnh Long để tạo mặt bằng thi công các hạng mục móng biệt thự, khách sạn..., trong đó một số vị trí được đào sâu vào lòng đất để xây công trình ngầm sẽ làm kết cấu địa chất nơi đây bị thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các ngôi biệt thự cổ.
Ngoài di tích lầu Bảo Đại, Di tích quốc gia Thành cổ Diên Khánh (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia từ năm 1988 đã bị xâm hại nghiêm trọng. Theo các tài liệu nghiên cứu, thời Tây Sơn, Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn Diên Khánh để đắp lũy xây thành trấn thủ cả vùng Nam Trung Bộ và chi viện cho Nam Bộ.
Một khu di tích chứa đựng giá trị lịch sử lớn lao là thế nhưng hiện nay hầu hết các hạng mục của Thành cổ Diên Khánh hầu như đều đã bị “xóa sổ”. Trong khu vực vùng lõi của Thành cổ Diên Khánh bị nhiều hộ dân xâm lấn xây nhà, nhiều cơ quan hành chính của huyện Diên Khánh cũng xây trong khuôn viên khu di tích. Ngoài ra, còn nhiều di tích khác bị chính cơ quan quản lý nhà nước cho thuê kinh doanh kiếm lời, trong đó phải kể đến danh thắng quốc gia Hòn Chồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.