Để dành quỹ đất cho khu công nghiệp Vũng Áng, siêu dự án Gang thép Hưng nghiệp do Tập đoàn Formosa Đài Loan (Trung Quốc) làm chủ đầu tư, hàng nghìn hộ dân ở các xã Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh - Hà Tĩnh) phải di dời lên các vùng tái định cư. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, mặt bằng tái định cư cho người dân nơi đây đang tồn tại nhiều bất cập.
Đường tái định cư Kỳ Thịnh chưa hoàn thiện.
Kinh tế - xã hội của thị xã Kỳ Anh phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây nhờ sự đầu tư của các dự án trong và ngoài nước, đặt biệt là siêu dự án Formosa. Việc thu hút nhiều nhà đầu tư một mặt đem lại sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc cho địa phương này nhưng cũng gây ra không ít hệ lụy, làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc điều tra thực tế tại nhiều địa phương nhằm cung cấp thông tin đến độc giả một cái nhìn tổng quát về chất lượng cơ sở hạ tầng của các khu tái định cư thuộc vùng dự án.
Ông Nguyễn Tiến Bảy, Chủ tịch phường Kỳ Thịnh, cho biết: “Từ năm 2002 đến nay, 10 tổ dân phố trên địa bàn phường đã triển khai 37 dự án, có 8 thôn đặt trong tình trạng báo động phải di dời. Hiện đã cấp tái định cư (TĐC) cho 122 hộ, có 77 hộ đang phải nợ TĐC gần chục năm nay, người dân gặp không ít khó khăn về nhà ở. Cũng dễ hiểu bởi 77 hộ dân đã nhận tiền đền bù chờ đất TĐC nhiều năm nay, trong khi nhà ở hiện tại không được phép xây dựng, đang xuống cấp nghiêm trọng, họ đang sống trong cảnh lo lắng và mỏi mòn chờ đợi mặt bằng TĐC”.
Có mặt tại mặt bằng khu đất TĐC, chúng tôi được biết, có 5,5ha đang san lấp với tiến độ chậm như... rùa. Bà Lê Thị Nông, phường Kỳ Thịnh, nói: “Gia đình tôi thuộc diện di dời TĐC từ năm 2011, chúng tôi đã nhận tiền nhưng hơn 5 năm nay vẫn chưa nhận được đất TĐC. Đất và nhà này là của ông cậu cho mượn, khi lên đây không có nước sạch, thiếu điện, nắp ống thoát nước không có, không có lưới chắn rác, rác thải tràn đầy miệng ống”.
Cán bộ địa chính phường Kỳ Long xác nhận đường điện thắp sáng tại TĐC hư hỏng, không sử dụng được nhiều năm nay.
Tương tự, tại phường Kỳ Long, nhiều lô đất TĐC nằm trên các tuyến đường sạch sẽ và khang trang được đánh giá có thể chấp nhận được.Tuy nhiên, khi theo chân một cán bộ kỹ thuật xây dựng địa chính phường đi tìm hiểu mới biết, nhiều hố ga thoát nước bị bể, phường phải bỏ tiền đúc mới hoàn toàn. Hệ thống cột bóng đèn thắp sáng lắp đặt cho có và hộp đựng công tơ, dây điện thì trống rỗng, lưới chắn rác bị hư hỏng hoàn toàn.
“Chưa làm cơ sở hạ tầng đã muốn bàn giao mặt bằng TĐC cho địa phương”, một bí thư Đảng ủy phường than thở với chúng tôi.
Theo ông Lê Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Kỳ Phương: “Dân chúng tôi có phương án di dời từ năm 2009, lúc đó mặt bằng TĐC còn dang dở, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ, điện, đường, trường, trạm còn nhiều bất cập… Từ đó đến nay đã gần 10 năm nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa được hoàn thiện, thậm chí có những hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng”.
Tại Kỳ Liên, nhiều tuyến đường TĐC bị ngập trong mùa mưa. Dù lãnh đạo phường đã nhiều lần đề xuất với Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng nhưng đến nay chưa được khắc phục.
Trả lời thắc mắc của người dân, ông Trần Văn Mỹ, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, cho biết: Thời điểm bàn giao TĐC cho các địa phương lúc đó tôi chưa về, sau về bàn giao tôi tiếp nhận và cấp TĐC cho các hộ dân. Đặc biệt năm 2015 -2016, vấn đề cấp tái TĐC cho các hộ dân gặp nhiều khó khăn, tiến độ bàn giao mặt bằng TĐC cho các địa phương chậm.
“Việc cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm có một số hạng mục xuống cấp như người dân địa phương phản ánh chúng tôi thừa nhận là có. Quan điểm của Ban là phối hợp với các địa phương rà soát lại các hạng mục khi bàn giao, cái gì thuộc trách nhiệm quản lý của Ban thì Ban phải khắc phục sửa chữa, cái gì đã bàn giao quản lý mà hư hỏng thì địa phương phải tự khắc phục. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bàn giao mặt bằng TĐC còn nợ cho một số địa phương”, ông Mỹ nói.
Văn Huân
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.