Sau khi làm giả sổ đỏ để bán đất khống, Thịnh đã sử dụng toàn bộ số tiền chiếm đoạt được để trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Thượng tá Kiều Văn Vương, phó trưởng Công an Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đối tượng Trần Quốc Thịnh (SN 1993, trú huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vừa bị bắt về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Điều tra ban đầu cho thấy, tháng 6/2016, Thịnh lên mạng xã hội và phát hiện nhóm đối tượng quảng cáo có thể làm giả các loại giấy tờ, tài liệu của cơ quan Nhà nước nên đã chủ động liên hệ để thực hiện ý đồ đen tối.
Lên mạng, Thịnh thấy có người phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ) có lô đất bán với đầy đủ thông tin. Thịnh tải hình ảnh này về và chuyển cho nhóm đối tượng (chưa rõ lai lịch) để thỏa thuận làm giả một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là Sổ đỏ) của lô đất này mang tên Trần Quốc Thịnh với giá 10 triệu đồng.
Khi có “sổ đỏ” giả… như thật, tháng 11/2016, Thịnh nói với vợ chồng anh Trương H. và chị Nguyễn Thị Y.N. (cùng trú quận Thanh Khê) là lô đất trên thuộc sở hữu của mình và cần tiền gấp nên bán.
Bên mua tưởng thật, hai bên cùng tới phòng công chứng trên đường Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng) tiến hành lập hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá trị 330 triệu đồng. Phòng công chứng cũng bị qua mặt bởi bọn chúng scan rất tinh vi.
Nhận đủ tiền, Thịnh sử dụng trả nợ và tiêu xài cá nhân hết. Đến tháng 2/2017, vợ chồng anh H. gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai quận Cẩm Lệ để đăng ký chuyển quyền sở hữu thì phát hiện sổ đỏ mang tên Trần Quốc Thịnh là giả nên đã chuyển hồ sơ cho Công an quận Cẩm Lệ điều tra.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và xảy ra ở địa bàn quận Thanh Khê nên Công an quận Cẩm Lệ đã chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê xử lý theo quy định.
Theo nhìn nhận của thượng tá Kiều Văn Vương, Phó trưởng Công an quận Thanh Khê thì đây là một thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất, hãy hết sức cảnh giác tránh bị sập bẫy oan./.
Theo Xuân Hoài/Công an TPHCM
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.