Cục Hải quan TP. Hải Phòng vừa phát hiện, bắt giữ 10.000 đôi giày giả nhãn hiệu nổi tiếng Converse và hàng chục nghìn chai dầu nhớt nghi làm giả thương hiệu Honda, Sell trong lô hàng quá cảnh xuất xứ từ Trung Quốc.
Sau một thời gian theo dõi, Đội Kiểm soát Hải quan và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III (Cục Hải quan Hải Phòng) phát hiện lô hàng quá cảnh từ Trung Quốc (gồm 4 container) qua cảng Hải Phòng để đi Lào, có dấu hiệu nghi vấn, nhập khẩu về cảng Nam Hải Đình Vũ (Hải Phòng) vào cuối tháng 6/2017.
, Ngày 6/7, Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III tiến hành kams xét lô hàng vi phạm (ảnh HQ Online)
Ngày 6/7, Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III tiến hành mở kiểm tra phát hiện 10.000 đôi giày nhãn hiệu nổi tiếng Converse.
Qua giám định cho thấy toàn bộ số giày trên là giả mạo nhãn hiệu. Ngoài ra, trong lô hàng còn có hơn 50.000 chai dầu nhớt nghi giả nhãn hiệu Honda, Sell và nhiều hàng bách hóa nghi ngờ giả mạo về nhãn hiệu.
Lô hàng chứa 10.000 đôi già có xuất xứ Trung Quốc giả nhãn hiệu Converse (ảnh HQ Online).
Cũng tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng) ngày 2/7, Đội 4 phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.Hải Phòng và Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện 1 container 20 feet, số Segu 2394319, nhập khẩu qua đường biển trên tàu Sinar Bangka do hãng KMTC vận chuyển từ Pakistan qua Hồng Kong về cảng Đình Vũ trên vận đơn thể hiện hàng hoá là: Rose Bar, đơn vị gửi hàng là Kashgha Cargo Service, đơn vị nhận hàng là một Công ty tại Hà Nội có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
Trước dấu hiệu ghi vấn, Phòng PC49 và Cục Hải quan Hải Phòng đã thông báo cho đơn vị nhận hàng. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối, không đến làm thủ tục. Chiều ngày 6/7, Phòng PC49 phối hợp với Cục Hải quan Hải Phòng và các cơ quan chức năng đã tiến hành mở container trên để kiểm tra.
Các cơ quan chức năng kiểm tra container chứa vảy tê tê (ảnh CAND)
Qua kiểm tra phát hiện hàng chục bao, hộp các tông chứa vảy tê tê có trọng lượng hàng trăm kg được ngụy trang, để lẫn giữa các bao chứa nụ hoa hồng khô.
Ngày 5/7, tại cảng Cát Lái TP.HCM, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan TP.HCM), Biên phòng cảng Nhà Rồng khám xét, phát hiện 1 container có chứa khoảng 1.400 bộ máy lạnh cũ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.
Trên hồ sơ lô hàng thể hiện hàng hóa nhập khẩu là vải cuộn các loại nhưng khi kiểm tra cơ quan Hải quan phát hiện trong container không có cuộn vải nào như khai báo mà chứa toàn máy lạnh, bếp gas, loa thùng… đã qua sử dụng.
Đủ các loại hàng điện lạnh cũ nhập khẩu bị phát hiện ngày 5/7 (ảnh HQ Online).
Được biết, đơn vị đứng tên nhận lô hàng nêu trên là Công ty TNHH TM DV Vận tải Giao nhận hàng hóa XNK Nguyễn Tấn (địa chỉ số 12A/5 Khu phố Đông Tân, P. Dĩ An, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
Ông Lê Nguyên Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, Chi cục Hải quan đã ban hành các quyết định khám xét 16 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, kết quả phát hiện toàn bộ hàng hóa là hàng điện lạnh, điện tử như: máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện… đã qua sử dụng, thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Trước đó, ngày 29/6, tại Cảng Cát Lái (quận 2, TP. Hồ Chí Minh), Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Đội 4 (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) phát hiện một container đang quá cảnh chứa nhiều hàng giả nổi tiếng nổi tiếng như: giày dép, linh kiện điện thoại, cặp, túi xách… trị giá hơn 30 tỷ đồng.
Theo tờ khai hải quan, đây là lô hàng được nhập từ Trung Quốc quá cảnh tại cảng Cát Lái để đi Campuchia, nhưng lại thẩm lậu vào Việt Nam để tiêu thụ. Toàn bộ lô hàng đã được niêm phong, thống kê để làm rõ các tổ chức, cá nhân liên quan.
HV (tổng hợp)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.