Trong vòng 8 ngày, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh liên tiếp bắt giữ 4 vụ vận chuyển trái phép hàng nghìn bộ kit test và thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19, nghi là hàng nhập lậu từ biên giới vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Theo đó, từ ngày 24/2 đến ngày 3/3, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh liên tiếp bắt giữ 4 vụ vận chuyển trái phép hàng nghìn bộ kit test và loại thuốc được đồn thổi có công dụng phòng và điều trị Covid-19, nghi là hàng nhập lậu từ biên giới vận chuyển vào nội địa để tiêu thụ.
Cụ thể: ngày 24/2, tại khu vực đường Hùng Vương, thuộc phường Hòa Lạc, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Tổ kiểm soát cơ động thuộc Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh) chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh) tiến hành kiểm tra xe ô tô 4 chỗ BKS: 14D - 011.00 do tài xế Vy Hoàng Sơn (SN 1986, trú tại phường Hòa Lạc, TP. Móng Cái) điều khiển, phát hiện trên xe có 2 thùng carton đựng 400 hộp thuốc viên nang, loại 12 viên/vỉ, 2 vỉ/hộp, có mẫu mã, bao bì in chữ Trung Quốc, được cho là thuốc đặc trị Covid-19.
Ngày 25/2, tại phường Ka Long, TP. Móng Cái, lực lượng chức năng phát hiện N.V.V (SN 1975, quê Thái Bình, hiện trú tại phường Hải Hòa) có hành vi kinh doanh 1.100 bộ kit test nhanh Covid - 19 do nước ngoài sản xuất, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Tối 27/2, tại phường Hòa Lạc, Công an TP. Móng Cái phát hiện N.H.T (SN 2002, trú phường Hải Yên), đang vận chuyển 3.312 viên thuốc Liên hoa Thanh Ôn không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Ngày 3/3, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông số 3 - Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô 7 chỗ, BKS: 88A - 400.08 do tài xế Phùng Gia Long trú tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc điều khiển, phát hiện 1.500 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 xuất xứ Trung Quốc, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.