Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 12 năm 2014 | 12:41

Bắt quả tang Trung tâm xử lí nước thải xả thải ra môi trường!

KTNT – Là đơn vị chuyên xử lý nước thải khu công nghiệp nhưng Trung tâm xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may (TTXLNT) phố Nối lại dính nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động?!.
 
Hoạt động nhiều thiếu sót

TTXLNT phố Nối, trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam có địa chỉ tại Khu công nghiệp Dệt may phố Nối (KCNDMPN), huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 316934 ngày 06/8/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp với ngành nghề kinh doanh, xử lý nước thải công nghiệp.

Trung tâm này đi vào hoạt động từ tháng 12/2005 trên tổng diện tích mặt bằng là 11.648m2, số lượng cán bộ, công nhân viên hiện có là 05 người. Tổng kinh phí đầu tư 88 tỷ đồng.

Hiện nay, TTXLNT đang thu gom nước thải từ 11 doanh nghiệp trong khu công nghiệp về hệ thống xử lý nước thải tập trung, có công suất thiết kế 10.000m3/ngày, đêm.

Tuy nhiên, với vai trò xử lý nước thải khu công nghiệp, hoạt động liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng phía Trung tâm còn nhiều thiếu sót  trong hoạt động kinh doanh. Điều này khiến dư luận hoài nghi về mức độ an toàn môi trường nước thải của Trung tâm có đạt yêu cầu?!

Theo Biên bản thanh tra về bảo vệ môi trường của Đoàn thanh tra (Tổng cục môi trường) ngày 31/10/2014:  Về chất thải nguy hại (CTNH), theo sổ đăng ký chủ nguồn, thải, các chất nguy hại phát sinh trong một tháng gồm: bùn thải có chứa thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hóa hóa lý (200kg), mực in thải (0,5kg); chất hấp thụ, vật liệu lọc, dẻ lau (25.000kg)...
 
 Biên bản bắt quả tang xả thải của TTXLNT 
 
Tuy nhiên, Trung tâm còn phát sinh bao bì đựng chất thải nhưng chưa đăng ký điều chỉnh, bổ sung sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Trung tâm có khu vực lưu giữ chất thải nguy hại có mái che, nền cứng chống thấm, nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không có biển báo, rãnh thu gom chất lỏng, không dán nhãn, phân khu, phân loại CTNH theo từng loại đã đăng ký.

Ngoài ra, TTXLNT chưa đăng ký cấp lại sổ đăng ký CTNH theo quy định; xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn theo giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp. Chưa chuyển giao đầy đủ các loại CTNH cho đơn vị có chức năng xử lý. Chưa cung cấp đầy đủ chứng từ quản lý CTNH theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

Bắt quả tang sai phạm

Theo Biên bản bắt quả tang sự việc của Đoàn thanh tra (Tổng cục môi trường) ngày 05/12/2014, vào khoảng 00 giờ 02 phút ngày 05/12/2014, Đoàn thanh tra công tác bảo vệ môi trường của Tổng cục Môi trường phối hợp với Phòng cảnh sát PCTP về môi trường, Công an tỉnh Hưng Yên đã phục kích bắt quả tang TTXLNT phố Nối đang xả nước thải không qua xử lý ra môi trường qua đường ống có đường kính 300mm đã được đoàn thanh tra phát hiện và lập biên bản ngày 04/12/2014.
 
 Đoàn thanh tra bắt quả tang xả thải của TTXLNT

Vào thời điểm TTXLNT đang xả trộm nước thải có ông Trần Quốc Việt là cán bộ đang trực vận hành hệ thống xử lý (đơn vị đang tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải).

Ông việt cho biết, ông đã mở van xả trái phép nước thải qua đường ống này vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 04/12/2004. Thời gian dự kiến xả trong khoảng 04 giờ theo như thông lệ đã xả từ trước đến nay được ghi trong sổ giao ca và ký trực.

Theo ghi nhận của Đoàn thanh tra và báo cáo của TTXLNT (được ghi chép trong sổ giao ca và ký trực mà đoàn thanh tra đã xác minh trong biên bản thanh tra ngày 04/12/2014). Mỗi ngày, TTXLNT xả 01 lần, mối lần trong khoảng 04 giờ liên tục, bắt đầu từ 22 – 23 giờ hoặc 24 giờ hôm trước, lượng nước thải trung bình khoảng 3.500m3.
 
 Một trong những van xả thải của TTXLNT khi bị bắt quả tang 

Tại thời điểm bắt quả tang, nước thải có màu đen, nhiều vẩn đục, bốc mùi hôi thối. Qua xem xét số ghi nước thải do TTXLNT cung cấp, Đoàn thanh tra phát hiện, bên cạnh việc xử lý nước thải cho Khu công nghiệp Dệt may (KCNDM) phố Nối B, TTXLNT còn xử lý nước thải sản xuất của Công ty Minh Tâm chở đến là 4.782m3 (từ ngày 20/6/2012 – 24/10/2014) và Công ty Mỹ Hưng khoảng 9m3 (từ ngày 23/4/2012 – 20/12/2012).

Ông Cao Duy Hiếu, Trưởng Ban đầu tư Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: “Việc xả thải là công nhân của đơn vị đang tiến hành nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm, còn khu tập trung chất thải nguy hại có chăng chỉ thiếu biển báo. Nước thải khi ra môi trường vẫn xử lý nhưng chưa qua những khâu cuối cùng, chưa triệt để”.

Những sai phạm của TTXLNT sẽ được các Ban ngành chức năng xử lý như thế nào và khắc phục sự cố của Trung tâm đến đâu.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc./.
 
Nhất Nam 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top