Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 5 tháng 8 năm 2018 | 0:3

Bến Tre: Vỡ hụi nguy cơ mất trắng hơn 13 tỷ đồng

Gần đây, Công an huyện Châu Thành (Bến Tre) tiếp nhận 22 đơn tố cáo của hụi viên bị bà Nguyễn Thị Bích Thủy giật hơn 13 tỉ đồng tiền hụi. Được biết, đây không phải là lần đầu bị vỡ hụi tại Bến Tre mà nhiều địa phương khác cũng xảy ra tình trạng tương tự.

vo-hui-1510102981452.png

 Vì nhiều lý do khách nhau, nhiều người chơi hụi có nguy cơ mất tiền oan (ảnh minh họa)

Theo đơn tố cáo, từ năm 2016, bà Nguyễn Thị Bích Thủy (ở TT.Châu Thành. H.Châu Thành) đứng ra tổ chức nhiều dây hụi, nhưng đến ngày 9/7/2018 bất ngờ tuyên bố vỡ hụi.

Căn cứ vào nội dung đơn tố cáo, cơ quan điều tra xác định bà Thủy đã tổ chức tổng cộng 264 dây hụi tháng, đến ngày tuyên bố vỡ hụi có ký giấy xác nhận nợ từ các hụi viên (đã đến trình báo) tổng cộng 13,128 tỉ đồng và không có khả năng chi trả.

Trước tình trạng các vụ vỡ hụi, vỡ nợ xảy ra ngày càng nhiều trên địa bàn có thời điểm Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre đã tổ chức tọa đàm bàn giải pháp hạn chế chơi hụi có lãi.

Chơi hụi là hình thức dễ chơi và tích lũy được vốn, lãi suất rất cao so với ngân hàng; huy động vốn rất nhanh khi cần thiết nên thu hút được nhiều người đầu tư.

Nắm bắt tâm lý hám lợi của người dân, các chủ hụi dưới vỏ bọc của các thương gia, doanh nhân giàu có, trí thức thành đạt... đã dễ dàng gom tiền để thực hiện mục đích mà họ công bố là huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp lợi dụng chơi hụi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cũng có những trường hợp làm ăn bị thua lỗ, dẫn đến vỡ nợ. Khi không có khả năng thanh toán, nhiều đối tượng đã áp dụng những thủ đoạn tinh vi nhằm trốn nợ hòng qua mặt cơ quan chức năng.

Qua khảo sát, đến tháng 5/2018, tình hình vỡ hụi, vỡ nợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre với tổng số tiền trị giá trên 95 tỷ đồng. Công an ỉnh này đã thụ lý 20 vụ vỡ nợ, bể hụi, nhưng gần như các nạn nhân đều không thể lấy lại được số tiền đã mất.

Theo bà Trần Thị Bé Nhân Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre, khi tham gia chơi hụi, giữa hụi viên và chủ hụi chỉ thỏa thuận chủ yếu bằng lời nói mà không ghi chép, đối chiếu, xác nhận rõ ràng, dẫn đến khi vỡ hụi không có giấy tờ, sổ sách chứng minh số tiền mà hụi viên tố cáo chủ hụi chiếm đoạt; không có căn cứ pháp lý để xử lý hình sự các vụ vỡ hụi.

Theo khuyến cáo người dân nên hạn chế tối đa chơi hụi có lãi mà đầu tư vào những hình thức khác như: gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư kinh doanh sản xuất, bỏ ống lợn tiết kiệm.

Trước đó vào cuối tháng 5/2018, tại một số địa phương của tỉnh Quảng Nam như Núi Thành, Phú Ninh liên tiếp xảy ra nhiều vụ vỡ biêu, hụi với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Sáng ngày 19/5/2018, nhiều người kéo đến nhà bà T., chủ đại lý phân phối gạo L.T (đường Phan Châu Trinh, TP Tam Kỳ) xiết nợ. Theo thông tin ban đầu, có hơn 30 nạn nhân tham gia góp biêu cho bà T. với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng.

Cuối năm 2017, một vụ vỡ hụi đã xảy ra trên địa bàn phường Xuân Phú, thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) với số tiền hàng tỷ đồng, khiến nhiều người dân điêu đứng.

Theo phản ánh, bà Nguyễn Thị Thu Thảo (sống tại kiệt 163 phường Xuân Phú) đã tự đứng ra làm chủ hụi và đi thu tiền. Nhiều người đã đem toàn bộ tài sản tích góp để chơi hụi. Thế nhưng khi không còn khả năng thanh toán, chủ hụi này đã rời khỏi địa phương. Chỉ riêng tại chợ Cống, ước tính đã có hơn 30 tiểu thương tham gia vào dây hụi này với số tiền hàng tỷ đồng.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, hầu như năm nào trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các chợ ở khu vực nông thôn cũng xảy ra 1-2 vụ vỡ hụi. Vụ nhỏ thì vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, cá biệt có vụ lên đến hàng chục tỷ đồng.

Có thể nói, các vụ vỡ hụi ở Bến Tre, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và một số địa phương khác là hồi chuông cảnh báo cho sự nhẹ dạ cả tin của những người tham gia các đường dây chơi hụi đầy rủi ro. Người dân nên hạn chế tối đa chơi hụi có lãi mà đầu tư vào những hình thức khác như: gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư kinh doanh sản xuất, bỏ ống lợn tiết kiệm.

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top