Chiều 5-4, nguồn tin riêng từ Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Ngô Văn Phong (SN 1965, Phó Giám đốc Xí nghiệp lâm nghiệp Hàm Thuận Nam - thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và Trần Hải Dương (SN 1987, nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng, CaPét - thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận), về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.
Những bài liên quan:
>> Bài 8: Mất hàng trăm hecta đất vì dự án… "ma"
>> Bài 7: Rừng Bình Thuận bị phá trắng: Có dấu hiệu bao che?
>> Bài 6: Bình Thuận: Núi Ông bị “cạo trọc”
>> Bài 5: Bình Thuận: Còn mập mờ kiểm tra, xử lý trong vụ phá hơn 200ha rừng Nà Dệt
>> Bài 4: Rừng Sông Móng - Ca Pét không thoát khỏi lòng tham của lâm tặc
>> Bài 3: Người tố cáo bị trù dập
>> Bài 2: Tàn phá hàng trăm hecta rừng
>> Bài 1: Rừng Nà Dệt “kiệt sức”
Từ cuối năm 2012 đến đầu 2014, ông Ngô Văn Phong, Phó Giám đốc Xí nghiệp lâm nghiệp Hàm Thuận Nam - thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận trực tiếp quản lý bảo vệ khu rừng tự nhiên trên địa bàn hai xã Hàm Cần và Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, ông Phong đã thiếu trách nhiệm để cho Trần Hải Dương, nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng, CaPét thuê một số đối tượng khác khai thác rừng trái phép tại các tiểu khu 267, 279, 284. Dương cưa hạ hơn 4.000 cây rừng với khối lượng 384,031m3 (gồm 324,948m3 gỗ và 59,084m3 củi), trị giá gần 800 triệu đồng. Toàn bộ số gỗ, củi được vận chuyển về TP.Phan Thiết tiêu thụ.
Ông Ngô Văn Phong (trái) và Trần Hải Dương
Ngày 16/11/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) Công an tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định khởi tố vụ án; ngày 29/3/2016 ra Quyết định khởi tố bị can và ra Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Văn Phong va Trần Hải Dương, để tiếp tục mở rộng điều tra vụ án./.
Minh Tuấn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.