Bị nhà chức trách yêu cầu ngừng ngay lập tức mọi hoạt động thi công dự án Khu hỗn hợp nhà ở thấp tầng và nhà trẻ (tại số 25 – Vũ Ngọc Phan) để khắc phục một loạt sai phạm, Công ty Đầu tư TNHH RITM Mekong (đơn vị thành viên của Mekong Invest) – chủ đầu tư dự án – lại thể hiện thái độ bất hợp tác khi “phớt lờ” mệnh lệnh, âm thầm đẩy nhanh tốc độ thi công.
Gần đây, Báo Kinh tế nông thôn nhận thông tin người dân tổ dân phố số 59 – phường Láng Hạ phản ánh những bức xúc do chịu tác động từ dự án Khu hỗn hợp nhà ở thấp tầng và nhà trẻ (số 25 – đường Vũ Ngọc Phan) gây ra. “Từ khi triển khai thi công xây dựng, dự án trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân Tổ dân phố số 59 và khu vực lân cận như làm vỡ đường ống nước sinh hoạt, tắc đường ống nước thải, gây tiếng ồn lớn, làm nứt, vỡ một số tường bao, bể nước sinh hoạt, nền sân nhà của một số hộ gia đình… “, nội dung phản ánh cho biết.
Phối cảnh dự án Khu hỗn hợp nhà ở thấp tầng và nhà trẻ. |
Theo hồ sơ phóng viên thu thập được, dự án Khu hỗn hợp nhà ở thấp tầng và nhà trẻ được UBND TP. Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 160044/GP-XD- UBND ngày 20/1/2016 và chấp thuận chủ trương đầu tư dự án số 1607/QĐ-UBND ngày 15/4/2015.
Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 1/2016. Dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2016, trên khu đất rộng 6.099m2 nằm tại số 25 – đường Vũ Ngọc Phan.
Các hạng mục được thi công: 01 khu nhà ở thấp tầng (cao từ 4 - 5 tầng), gồm 01 vườn trẻ cao 3 tầng (diện tích 795 m2); 01 tầng hầm diện tích 5.181,5 m2; 16 căn biệt thự song lập (9,6 m x16,5 m) và 9 căn nhà phố liền kề (7 m x16 m); tổng mức đầu tư dự án khoảng 350 tỷ đồng.
Đến ngày 13/1/2016, chủ đầu tư dự án ký hợp đồng thi công số 05/2016/HĐTC/RMK-CD với Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng nền móng Chương Dương (Công ty Chương Dương) để thi công các hạng mục: tường dẫn và tường vây; vận chuyển và xử lý phế thải xây dựng.
Sau đó, Công ty Chương Dương tiếp tục ký hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư và PTHT Anh Thắng vận chuyển phế thải xây dựng và xử lý tại bãi đổ Vân Nội (Đông Anh).
Mặc dù bị yêu cầu ngưng mọi hoạt động thi công nhưng công trường dự án này vẫn huyên náo với tiếng khoan, xúc rầm rộ. |
Mâu thuẫn bắt đầu phát sinh khi phần diện tích giáp ranh khu nhà tập thể Tổ dân phố số 59, phường Láng Hạ và khu đất dự án trên có khoảng không rộng 3 m vốn là đường ống thoát nước của cả khu dân cư .
Chính vì vậy, việc thi công công trình đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thoát nước của cả khu dân cư, đường ống thường xuyên bị tràn ngập nước. “Các xe tải vận chuyển phế thải làm rơi vãi vật liệu xây dựng, phế thải xuống phần lớn đoạn đường Vũ Ngọc Phan, gây mất vệ sinh môi trường và mất an toàn giao thông, đã có nhiều trường hợp người đi đường bị ngã do đường trơn trượt, phải vào viện”, ông Tân – tổ dân phố số 59 bức xúc kể.
Biên bản yêu cầu chủ đầu tư ngừng mọi hoạt động thi công
Trước bức xúc của người dân, ngày 18/3/2016, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP. Hà Nội) đã xuống lập biên bản xác thực hiện trạng và yêu cầu chủ đầu tư chấm dứt ngay các hành vi vi phạm để khắc phục hậu quả.
Đội Thanh tra xây dựng quận Đống Đa cùng ngày hôm đó cũng tiến hành lập Biên bản xử phạt vi phạm hành chính số 26/BB-VPHC đối với Công ty Mekong và Biên bản số 27/BB-VPHC đối với Công ty Chương Dương; yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thi công ngừng mọi hoạt động thi công công trình, vệ sinh vỉa hè, lòng đường khu vực xung quanh...
Dư luận mong chờ cơ quan chức năng vào cuộc giải đáp mọi thắc mắc của người dân liên quan đến dự án trên. |
Dù đã bị yêu cầu ngừng ngay lập tức mọi hoạt động thi công nhưng chủ đầu tư vẫn âm thầm triển khai rầm rộ các hạng mục. Theo ghi nhận lúc 18 giờ 30 phút ngày 26/3/2016, nhiều xe tải vẫn ra vào công trường vận chuyển vật liệu phế thải, máy khoan ép cọc nhồi vẫn hoạt động bình thường…
Tại sao một dự án lớn nằm giữa trung tâm thành phố, dù đã bị “tuýt còi” nhưng vẫn ngang nhiên thi công? Nhà chức trách buông lỏng quản lý hay chủ đầu tư được thế lực nào đó đứng sau “bảo kê” nên mới lộng hành đến vậy ?
Thiết nghĩ, UBND quận Đống Đa, UBND TP. Hà Nội cần sớm vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm sai phạm, tránh để sự bức xúc của người dân leo thang.
Lê Duy
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.