Ngày 12-6-2014, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt 4 bị cáo với mức án nghiêm khắc, trong đó có 2 án chung thân, đồng thời buộc phải bồi thường số tiền hơn 130 tỷ đồng, mặc dù vậy, hàng trăm bị hại vẫn kháng cáo cho rằng bản án chưa hợp lý và thỏa đáng.
Bán nhà theo kiểu “bán vịt trời”.
Ngày 26-1, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo dự án dãn dân phố cổ. Phiên xử dự kiến diễn diễn ra trong khoảng 2 ngày.
Người bị hại ngồi kín phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo dự án dãn dân phố cổ.
Trước đó, ngày 12-6-2014, tại bản án sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trần Ứng Thanh (SN 1947) - nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà (Công ty Hồng Hà) tù chung thân; Nguyễn Đức Thắng (SN 1950) là cán bộ hưu trí án tù chung thân; Nguyễn Đức Lợi (SN 1955) - nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển kinh tế Hà Nội (Công ty Hà Nội) 18 năm tù; Nguyễn Quốc Xương (SN 1958) -nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Hồng Hà 13 năm tù. Về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Được biết, UBND quận Hoàn Kiếm cùng đơn vị tư vấn đã soạn thảo “Đề án dãn dân phố cổ”, trong đó một phần nội dung là xây dựng khu nhà ở phục vụ dãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng – Long Biên, Hà Nội.
Theo đề án, về cơ chế lựa chọn nhà thầu theo phương thức xã hội hóa, nhà thầu được lựa chọn thi công dự án phải ứng toàn bộ vốn để xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt...
Mặc dù mới chỉ là chủ trương, chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội và dự án cũng chưa được khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập dự toán để lựa chọn nhà thầu thi công, nhưng thông qua các mối quan hệ xã hội, Nguyễn Đức Thắng đã môi giới cho Nguyễn Đức Lợi và Trần Ứng Thanh với UBND quận Hoàn Kiếm để được nhận các quyết định về thực hiện xây dựng căn hộ phục vụ dãn dân phố cổ.
Các đối tượng đã dùng các quyết định, công văn, tài liệu đó đem ra làm tin với khách hàng. Sau đó tiến hành huy động vốn, ký hợp đồng mua bán căn hộ, ký hợp đồng góp vốn, nhận đặt cọc của hàng trăm khách hàng có nhu cầu mua căn hộ. Qua đó, các đối tượng đã thu và sử dụng trái phép tổng số tiền gần 170 tỷ đồng.
Làm rõ việc đem hàng trăm tỷ đồng đi bôi trơn
Một vấn đề trong vụ án khiến người dân tham gia ký hợp đồng mua căn hộ bức xúc là tư cách tham gia tố tụng của họ. Các luật sư bào chữa cho 70/144 bị hại cho rằng: Những người dân ký hợp đồng góp vốn, đặt cọc, mua bán căn hộ với Công ty Hồng Hà là hợp pháp, họ ký với những người có trách nhiệm trong công ty, có hóa đơn, chứng từ, có đóng dấu của công ty. Chính vì thế trong vụ án này những khách hàng phải được xác định tư cách là nguyên đơn dân sự, còn Công ty Hồng Hà là bị đơn dân sự, chứ không phải là bị hại của những bị cáo đang bị truy tố.
Một nữ khách hàng (xin không nêu tên) khi gặp phóng viên tại phiên tòa phúc thẩm chiều 26-1, đã bày tỏ bức xúc: "Chúng tôi ký hợp đồng là với Công ty Hồng Hà chứ không phải với cá nhân Trần Ứng Thanh nên Công ty Hồng Hà phải có trách nhiệm. Đằng này người có trách nhiệm của Công ty Hồng Hà làm sai dẫn đến hậu quả, công ty không phải chịu trách nhiệm gì thì thật vô lý".
Theo một số bị hại, tại phiên tòa, ông Phạm Quang Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà đã thừa nhận: con dấu, người kí hợp đồng góp vốn với các cá nhân góp vốn là đại diện của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và Nhập khẩu Hồng Hà.
Để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân tham gia góp vốn, phía người bị hại đã đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử tuyên án buộc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà là pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ Hợp đồng góp vốn.
Một nội dung cũng được các bị hại trong vụ án yêu cầu tòa làm rõ là việc các bị cáo dùng cả trăm tỷ đồng của khách hàng đi "bôi trơn" thế nào, số tiền này được chi cho ai, như thế nào? Trong gần 170 tỷ đồng thu của khách hàng, trừ số tiền đã trả lại cho 19 người là hơn 32,6 tỷ đồng và hơn 13,4 tỷ đồng chi vào một số việc của Công ty Hồng Hà, còn hơn 123 tỷ đồng chi vào việc gì đã không được làm rõ.
Trần Ứng Thanh khai tại cơ quan điều tra số tiền thu được của người dân đã sử dụng vào việclàm quà biếu để được thực hiện dự án và hưởng một số ưu đãi từ thực hiện dự án. Tuy nhiên vì thời gian quá lâu và chi cho nhiều nơi nên Trần Ứng Thanh không nhớ chính xác là chi cho ai, ở đâu và số tiền là bao nhiêu. |
Tiến Đạt - Thanh Thắng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.