Từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó bí thư, Bí thư Đảng ủy xã trong quá trình thực hiện Dự án làng nghề Mai Trung nhưng ông Nguyễn Văn Ninh lại "dính" hàng loạt sai phạm.
>>> Bài 1: Khuất tất trong dự án làng nghề Mai Trung
>>> Bài 2: Hàng loạt sai phạm ở dự án làng nghề Mai Trung
Như báo Kinh tế nông thôn đã thông tin, khi triển khai dự án làng nghề, chính quyền xã Mai Trung (Hiệp Hòa - Bắc Giang) đã có nhiều sai phạm. Tuy nhiên, một trong những người "dính" vào vụ việc, ông Nguyễn Văn Ninh vẫn tại vị qua nhiều chức vụ, từ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó bí thư đến Bí thư Đảng ủy xã. Dư luận và người dân đặt câu hỏi, bằng cách nào mà Bí thư Đảng ủy xã vẫn “ung dung tại vị”?.
Sai từ sếp (?!)
Bắt đầu từ năm 2006, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, ông Nguyễn Văn Ninh đã chỉ đạo xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án làng nghề Mai Trung. Tiếp đó, năm 2007, với tư cách là Phó bí thư rồi Bí thư Đảng ủy xã cho đến nay, ông Ninh tiếp tục lãnh đạo Đảng ủy giao cho chính quyền xã Mai Trung thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu dự án.
Người dân bức xúc vì không có đất trong dự án nhưng ông Ninh đã khai khống 192m2 để chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước (?!)
Bản thân gia đình ông Ninh không có ruộng trong khu dự án làng nghề nhưng đã thông đồng với Ban quản lý thôn Trung Hưng kê khống diện tích 192m2 để chiếm đoạt số tiền 21.504.000 đồng từ ngân sách Nhà nước và còn nhiều việc làm khuất tất khác.Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu ông Ninh không “dính” hàng loạt sai phạm, vi phạm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, với vai trò là Phó bí thư, Bí thư Đảng ủy xã, ông Ninh không chỉ đạo Đảng ủy ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện dự án làng nghề dẫn đến thôn nhận thức và thực hiện sai lệch dự án. Từ đó, ông tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý thôn làm thủ tục mượn đất canh tác của nhân dân để san lấp mặt bằng, đến vụ chiêm năm 2009 sẽ trả lại ruộng cho các hộ sản xuất. Đây là việc làm sai với chủ trương phát triển làng nghề và sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Hiệp Hòa. Nghiêm trọng hơn, biết là sai nhưng ông vẫn đồng tình cho cán bộ cấp dưới kê khống diện tích trong mặt bằng dự án làng nghề nhằm mục đích trục lợi tiền giải phóng mặt bằng (GPMB) từ ngân sách Nhà nước (?!).
Đến hệ thống chính quyền xã
Từ sai phạm của người đứng đầu, ông Nguyễn Văn Ninh, đã dẫn đến hàng loạt sai phạm của hệ thống chính quyền.
Một là, Đảng ủy, UBND xã Mai Trung không tích cực, thiếu nghiêm túc trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy và thông báo kết luận của UBND huyện, có biểu hiện thoái thác trách nhiệm, mang tính hình thức, chiếu lệ. Thậm chí còn chỉ đạo lệch lạc, thiếu dân chủ, không công khai minh bạch dẫn đến không giải phóng được mặt bằng dự án làng nghề, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, không nhận ra sai phạm của mình trong chỉ đạo họp bàn với nhân dân, không nhận lỗi trước nhân dân để có biện pháp tháo gỡ. Không trung thực trong việc báo cáo với Huyện ủy, UBND huyện về tiến độ triển khai dự án làng nghề, báo cáo sai lệch từ 08 lô xuống 06 lô (mặt bằng sạch), trên thực tế 14 lô đã giải phóng được.
Hai là, Đảng ủy, UBND xã Mai Trung buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai, dẫn đến việc 02 hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại thôn Trung Hưng không được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. UBND xã bán đất trái thẩm quyền, để thôn thu 432.315.000 đồng chi tiêu sai nguyên tắc, vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai, Luật Ngân sách.
Dư luận hoài nghi có hay không sự bao che sai phạm mà ông Ninh vẫn "ung dung tại vị"(?!)
Mặt khác, cán bộ địa chính xã thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý không cung cấp số liệu về diện tích đất, loại đất và tài liệu về đất đai của thôn Trung Hưng.
Ba là, Ban Chi ủy, Ban quản lý thôn Trung Hưng, thôn được hưởng lợi từ dự án láng nghề nhưng không có nghị quyết về GPMB làng nghề, không tham mưu giúp GPMB thành công mà thực hiện trái chủ trương của Đảng (UBND xã mượn đất của các hộ dân để làm làng nghề) dẫn đến bế tắc về GPMB như hiện nay. Thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện GPMB, để tình trạng các hộ dân lấy tấm đan rãnh thoát nước, đập phá tài sản công tại làng nghề, không có biện pháp ngăn chặn, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền. Kê khống diện tích đất, kê khai sai loại đất để lấy tiền đền bù, tạo điều kiện cho một số hộ gia đình, cá nhân không có đất tại làng nghề hòng chiếm đoạt tiền ngân sách của Nhà nước, thu lợi bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích.
Thiết nghĩ, chính quyền và ngành chức năng huyện Hiệp Hòa cần sớm vào cuộc, xử lý dứt điểm vụ việc.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc./.
Hải Bình
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.