Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 | 20:50

Bị xử phạt vi phạm gần 1 tỷ đồng, Giám đốc công ty hạt điều nói gì?

Bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Quang Sơn, địa chỉ trụ sở chính 20 Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa (Phú Yên), với tổng số tiền phạt 995,4 triệu đồng.

Theo quyết định, Công ty TNHH Quang Sơn có phân xưởng chế biến hạt điều xuất khẩu tại thôn Mậu Lâm Bắc, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa (Phú Yên) có các hành vi vi phạm về xả chất thải; khí thải có chứa các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật; không phân loại, lưu trữ chất thải rắn, chất thải nguy hại; vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường.
20220105_115727.jpg
Công ty TNHH Quang Sơn

Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Quang Sơn trong 2 tháng kể từ ngày công ty này nhận được quyết định xử phạt. Buộc công ty phải khôi phục tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật; cải tạo công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định.

Thời hạn hoàn thành và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên cho UBND tỉnh Phú Yên chậm nhất trong vòng 3 tháng kể từ ngày 24/12/2021.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Xuân Sang, Giám đốc Công ty TNHH Quang Sơn, cho rằng, việc người dân phản ánh công ty xả khói cũng như xả nước thải làm ô nhiễm môi trường xảy ra từ tháng 11/2020. Từ đó đến tháng 5/2021, qua 5 lần kiểm tra, các cơ quan chức năng đều xác định công ty không có bất cứ xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Về phần khói bụi, mùi hôi thì đoàn kiểm tra cho rằng đó là mùi đặc trưng của quá trình chế biến hạt điều. Hoạt động chế biến hàng nông sản khác như cà phê, trà, thuốc lá… cũng đều có mùi đặc trưng như vậy.
20220105_114751.jpg
Hệ thống lắng xử lý bụi của công ty.

Theo ông Sang, Chính phủ quy định không kiểm tra, thanh tra chồng chéo và không được vượt quá 2 lần/năm đối với doanh nghiệp nhưng do người dân phản ánh nên công ty tôn trọng ý kiến của người dân và vẫn nghiêm túc chấp hành. Đến tháng tháng 12/2021, đoàn kiểm tra và thanh tra vẫn không phát hiện bất cứ hành vi nào của công ty xả thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi đoàn thanh tra tiến hành lấy mẫu thì không có đại diện doanh ngiệp chứng kiến. Doanh nghiệp đã 4 lần gửi văn bản giải trình và khiếu nại kết luận thanh tra của Sở TN-MT nhưng không được giải quyết. Mới đây, doanh nghiệp nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh với mức phạt lên đến gần 1 tỷ đồng.

“Kinh tế suy thoái, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, công ty vẫn nỗ lực tìm kiếm khách hàng, ký kết được hợp đồng với các đối tác để cung ứng sản phẩm với giá trị 180 tỷ đồng. Chấp hành quyết định của UBND tỉnh, hiện công ty đang đình chỉ hoạt động nhưng sẽ thiệt hại vô cùng lớn. Chưa kể, gần 800 lao động của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì không có lương, thưởng trong dịp Tết. Vì vậy, chúng tôi tha thiết đề nghị UBND tỉnh Phú Yên tạm hoãn quyết định xử phạt hành chính, xác minh lại những vấn đề trong quyết định xử phạt. Nếu đúng như kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ chấp nhận nộp phạt và các khoản tiền phát sinh”, ông Sang cho biết thêm.
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top