Ở xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP. HCM) có 3 khu chợ... nổi tiếng. Không phải nổi tiếng vì giá rẻ, bán đồ tốt... Mà nổi tiếng, vì những hình ảnh bát nháo, mất mỹ quan đô thị.
Khi lòng đường là... chợ
Nếu một lần thử đến chợ Bờ Ngựa (nằm trên đường Hưng Nhơn, xã Tân Kiên), có lẽ nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi hầu hết không gian tuyến đường Hưng Nhơn được tận dụng làm... chợ.
Theo đó, người dân vô tư dựng ô dù, bày bán khắp đủ các loại mặt hàng, từ thịt, cá, rau củ quả.... tràn lan khắp lòng đường.
Chị Vũ Thì Thành, nhà ở tuyến đường này, cho biết không chỉ riêng chợ Bờ Ngựa, mà ở xã Tân Kiên "hình như có luật lệ riêng". Nghĩa là chợ nào cũng giống nhau, cũng... bát nháo như thế.
Chúng tôi thử đến chợ Đệm (nằm trên đường Nguyễn Hữu Trí), cũng là hình ảnh tương tự. Những hàng rau, thịt... được bày biện tràn ra đường lộ. Có cảm giác, lòng đường không khác gì một khu chợ. Ngán ngẩm hơn là những tiếng loa oang oang mời gọi khách.
Chưa hết, khi chiều đến, song song đường Quốc lộ 1A, trên địa bàn xã Tân Kiên xuất hiện thêm một chợ tự phát với tấp nập người mua kẻ bán. Và cũng như chợ Đệm và chợ Bờ Ngựa, hàng hóa chủ yếu là quần áo và đồ ăn cũng được người bán sắp xếp đầy rẫy ngoài đường. Những chiếc xe máy, xe ba gác xếp thành hàng nối đuôi nhau lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán khiến tình trạng ùn ứ xe cộ kéo dài hàng km.
"Nhìn thật mất mỹ quan đô thị. Vậy mà các chợ này đã tồn tại từ lâu. Đành rằng ý thức của người dân một phần. Nhưng chính sự buông lỏng trong quản lý của chính quyền địa phương đã góp phần khiến thực trạng này ngày càng bát nháo hơn", anh Lê Huỳnh (nhà ở đường Dương Đình Cúc), nói.
Nguy hiểm quá!
Cần kể thêm rằng, chính sự bát nháo từ các chợ này đã khiến người dân vô tư trong việc dựng xe, để xe. Xe máy, xe đạp của những người đi chợ được dựng ngổn ngang, xen lẫn trong các quầy rau, thịt... "Mỗi lần đi ngang chợ Bờ Ngựa, tôi... điên lắm. Vì kẹt xe liên tục. Phải nhích từng chút một. Do mọi người để xe tứ tung, nên việc lưu thông rất khó khăn", anh Trần Văn Tĩnh, nhà ở đường Nguyễn Hữu Trí, chia sẻ.
Còn theo chị Phan Bích Ngọc, nhà ở đường Nguyễn Cửu Phú, thì tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để biến thành chợ là quá nguy hiểm. "Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn mà người tham gia giao thông tông người bán rau, bán cá. Chỉ vì họ để hàng hóa khắp lòng lề đường, ngán người dân đi lại, nên xảy ra va quẹt, tai nạn", chị Ngọc kể.
Tương tự, anh Đỗ Đức Mạnh, nhà ở thị trấn Tân Túc cho biết, đã từng chứng kiến cảnh tai nạn ở chợ Đệm, cũng chỉ vì tình trạng buôn bán bát nháo, đụng đâu là bày biện hàng hóa ở đó, bất chấp cả lòng đường. "Thiết nghĩ, những người có chức quyền ở xã Tân Kiên cần nghĩ cách để thay đổi thực trạng hoạt động chợ lấn chiếm lòng lề đường như thế này", anh Mạnh mong mỏi.
Nhiều hệ lụy, cần chấn chỉnh
Chưa dừng lại ở việc đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn cho người tham gia giao thông khi lưu thông trên các tuyến đường Quốc lộ 1A, Hưng Nhơn, Nguyễn Hữu Trí, việc lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán đã gây mất trật tự xã hội, vệ sinh môi trường và mỹ quan đường phố.
Như phản ánh của chị Hoàng Thị Bảy, nhà trên đường Hưng Nhơn, thì mỗi khi chợ tan, cũng là lúc con đường này không khác gì con đường... rác. Rác ngập ngụa và vương vãi khắp mọi nơi.
Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, tình trạng này tồn tại đã khá lâu. Thế nhưng vẫn khó hiểu khi lãnh đạo chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ở xã Tân Kiên lại không kiểm tra, xử lý để trả lại lòng, lề đường thông thoáng, an toàn. Đáng chú ý, là cách chợ Bờ Ngựa không xa là trụ ở của Ủy ban nhân dân xã Tân Kiên.
"Rất khó hiểu vì hàng ngày, những người lãnh đạo xã đều đi qua đây, chứng kiến thấy rõ tình trạng lấn chiếm lòng lề đường làm hoạt động buôn bán, để lại nhiều hệ lụy tai hại về an tờn giao thông, tiếng ồn, mỹ quan đô thị cũng như ô nhiễm môi trường... nhưng vẫn để hoạt động. Người dân rất cần chính quyền vào cuộc xử lý. Để những khu chợ này đi vào nề nếp, không để lại những ám ảnh cho người dân", chị Bảy nói.
Thiết nghĩ, dư luận đã quá bức xúc như thế, thì lãnh đạo xã Tân Kiên cần có biện pháp xử lý?.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.