Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2009 | 1:25

Bình Định không thiếu giống và phân bón

Cải tạo hệ thống thủy lợi, đồng ruộng ở Quảng Nam,... tốc độ rùa!Chắc chắn không thiếu giống

Một trong những điều nông dân lo lắng khi bước vào vụ đông xuân 2009 - 2010 là nguồn giống. Không chỉ cần đủ số lượng, đúng cơ cấu mà còn phải đảm bảo chất lượng.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ) Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Bước vào vụ đông xuân này, khâu giống càng trở nên khó, khi 2 đợt bão lụt vừa qua, nhất là bão số 11 khiến lượng giống bà con chuẩn bị đã bị ngập ướt”. Để kế hoạch sản xuất 310ha lúa vụ đông xuân của Mỹ Chánh đảm bảo tiến độ, anh Dũng cho biết: “Một mặt, chỉ đạo HTX tích cực chạy giống cho bà con, mặt khác, tăng cường công tác vận động, kiểm tra các đại lý bán giống trên địa bàn, yêu cần tuân thủ nghiêm quy định bán đúng giống, giống chất lượng. Đồng thời, xã chỉ đạo lịch thời vụ phù hợp nhằm hạn chế mất giống do mưa lũ muộn gây ra”.

Đang chặt cỏ bờ, cuốc góc dọn vệ sinh thửa ruộng ven đường, chị Đỗ Thị Sửu ở thôn Chánh Hội (xã Mỹ Cát) cho biết: “Nhà tui có 6 sào ruộng, mặc dù bị thiệt hại nhiều do bão lũ nhưng bây giờ tôi không phải lo giống lúa vì đã có HTX giúp đỡ”.

Nhiều HTX NN trên địa bàn huyện đã và đang đôn đáo lo giống cho vụ đông xuân. “Tuy không đủ sức đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị trong và ngoài huyện như năm trước nhưng với 35 tấn giống trong kho, gồm 2 loại chủ lực VĐ8, ĐV108, chúng tôi đủ giống cho toàn HTX sản xuất 330ha lúa đông xuân vụ này”, Chủ nhiệm HTX NN1 Mỹ Hiệp Trần Ngọc Sanh cho biết.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân năm nay, huyện Phù Mỹ sản xuất 6.500ha lúa, nhu cầu giống lên tới hơn 600 tấn. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, từ 155,3ha giống lúa xác nhận và 36,5ha lúa giống nguyên chủng được sản xuất trong năm 2009, hiện tại, các HTX NN đã bán cho nông dân trên địa bàn huyện hơn 240 tấn giống các loại, số còn lại trong kho (103,6 tấn), đang tiếp tục bán. Chắc chắn, Phù Mỹ sẽ đủ giống gieo sạ vụ đông xuân trong thời vụ tốt nhất.

Gía phân bón ổn định

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, với diện tích lúa gieo sạ toàn tỉnh trong vụ đông xuân 2009-2010 là hơn 47.000ha, nhu cầu phân bón cần khoảng 30.000 tấn các loại. Các HTXNN, DN kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh đều khẳng định, nguồn cung trong vụ sản xuất này tương đối dồi dào, giá cả ở mức thấp so với các vụ sản xuất trước.

Ông Nguyễn Đức Tấn, Phó giám đốc Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Bình Định cho biết: “Nguyên nhân làm giá phân bón đang ở mức thấp là do nguồn cung tương đối dồi dào, nhu cầu tiêu thụ của nông dân chưa cao, trong khi giá phân bón trên thị trường thế giới ít có biến động. Bên cạnh đó, lượng phân bón nhập khẩu dự trữ của các DN kinh doanh phân bón hiện còn khá lớn. Theo dự báo, giá phân sẽ còn ở mức thấp trong cả vụ đông xuân”.

Cũng theo ông Tấn, để đảm bảo nguồn phân bón cung ứng cho nông dân trong và ngoài tỉnh, Công ty đã chuẩn bị hơn 70.000 tấn phân các loại. Ngoài ra, Nhà máy phân bón NPK Long Mỹ (TP. Quy Nhơn) cũng đang tăng công suất nhằm cung ứng khoảng 7.000 tấn phân trong vụ này.

So với mọi năm, các HTXNN trên địa bàn tỉnh đã có sự chuẩn bị nguồn phân bón từ khá sớm nhằm tránh tình trạng khan hiếm nguồn hàng và ổn định giá bán cho nông dân. ông Nguyễn Công Hoàng, Phó chủ nhiệm HTXNN thị trấn Bình Định (An Nhơn) cho biết: “Hiện nay, HTX đã chuẩn bị được hơn 1.000 tấn phân bón trong số khoảng 5.000 - 6.000 tấn phân cung ứng trong vụ đông xuân. Số phân bón còn lại HTX cũng đã đặt hàng với các nhà máy để đảm bảo cung ứng trong cả vụ. Nhìn chung, giá phân năm nay khá ổn định, nguồn cung tương đối tốt nên ít có sự biến động như mọi năm”.

Thời điểm hiện nay, tại các đại lý phân bón trong tỉnh Bình Định, giá các loại phân DAP, urê, kali, NPK, SA, lân đã giảm bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/tấn so với đầu vụ đông xuân 2008-2009. Hiện giá phân urê tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở mức 6,1 triệu đồng/tấn; DAP 7,7 triệu đồng/tấn; kali (Nga) 9,4 triệu đồng/tấn, SA (Nhật) 3 triệu đồng/tấn; lân Văn Điển 2,15 triệu đồng/tấn.


N. Hân-Xuân Lộc

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top