Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 1 năm 2017 | 3:2

Bình Liêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: Tổ chức phát triển sản xuất hàng hóa

Mặc dù còn gặp không ít khó khăn do hệ thống hạ tầng yếu và chưa đồng bộ; trình độ dân trí không đồng đều nhưng thời gian qua, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) vẫn gặt hái được nhiều thành công trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Để hiểu hơn về những nỗ lực của địa phương, phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Bá Bắc, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu xung quanh những kết quả đạt được của chương trình này.

Ông có thể đánh giá khái quát những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội mà huyện Bình Liêu đạt được trong những năm qua?

Kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và có những chuyển biến tích cực, trong 10 tháng năm 2016, tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 13,46%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng và tương đối toàn diện ở các lĩnh vực, với tổng giá trị sản xuất ước đạt 597,2 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 110,05 tỷ đồng. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, trong đó, đáng chú ý là nhiều sản phẩm có thế mạnh của huyện đã xây dựng thành thương hiệu hàng hóa như đặc sản miến dong, dầu sở, mật ong,… Thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt 150 tỷ đồng/năm.

Du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, đặc biệt là hoạt động tạo điểm nhấn về du lịch. Trong 10 tháng năm 2016, số lượng khách đến Bình Liêu đạt hơn 42 vạn lượt, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan đến du lịch ước đạt trên 7.800 triệu đồng.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục có bước phát triển. Giáo dục - đào tạo được chú trọng, tiếp tục giữ ổn định cả về quy mô và chất lượng, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục các bậc học từ năm 2000 đến nay, gắn với chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (toàn huyện có 15/27 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 55,6%).

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả nổi bật huyện Bình Liêu đạt được là gì, thưa ông? 

Nhận thức được chương trình XDNTM là một nhiệm vụ quan trọng, có tác động toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, 5 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đã quán triệt chỉ đạo của tỉnh, tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng nhân dân và sự ủng hộ của các địa phương, ban ngành, đoàn thể, Bình Liêu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thể hiện ở một số nét nổi bật sau:

Trung bình các xã đã thực hiện hoàn thành 10/19 tiêu chí và 25/39 chỉ tiêu, tăng 8 tiêu chí và 20 chỉ tiêu so với hiện trạng năm 2010. Một số tiêu chí được nâng cao về chất lượng (tiêu chí số 2 về giao thông: đã đầu tư làm mới được trên 20km đường giao thông liên thôn và ngõ xóm; tiêu chí số 3 về thủy lợi: tỷ lệ kiên  cố hóa tăng từ 18,86% năm 2011 lên 46% năm 2014). Đặc biệt, tiêu chí số 10 về thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã tăng từ 8,8 triệu đồng/người (năm 2010) lên gần 15 triệu đồng/người (năm 2015). Đáng chú ý là phong trào tự nguyện hiến đất để mở các tuyến đường giao thông liên thôn, xã và công trình công cộng tại một số xã phát triển mạnh, nhân dân đã hiến hàng nghìn mét vuông đất và góp nhiều ngày công tu sửa cầu cống, đường giao thông, tạo không khí sôi nổi thực hiện cuộc vận động xóa bỏ những thói quen, tập quán lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất do cấp ủy phát động. Bên cạnh đó, các phong trào không thả rông gia súc, sinh hoạt hợp vệ sinh luôn nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XDNTM, huyện gặp rất nhiều khó khăn như, hệ thống hạ tầng còn thiếu, trình độ dân trí thấp, trên 95% dân số là người dân tộc thiểu số; mật độ dân thưa, đặc biệt là các thôn, bản vùng cao; hình thức tổ chức sản xuất đơn giản, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều thói quen, tập quán lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất đã “ăn sâu bám rễ” trong nếp sống của một bộ phận nhân dân bởi vậy chúng tôi xác định, thực hiện tiêu chí về thu nhập là khó khăn nhất. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, chúng tôi tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, xác định cây trồng - vật nuôi chủ lực để phát triển sản xuất hàng hóa. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho địa phương.

Trong thời gian tới, huyện ưu tiên những giải pháp nào để hoàn thành thắng lợi Chương trình XDNTM, thưa ông?

Để hoàn thành mục tiêu XDNTM đến năm 2020, chúng tôi xác định các nhóm giải pháp quan trọng sau: Tập trung huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn; tăng nguồn lực đầu tư cho các xã 135; tập trung các giải pháp phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn;… Chặng đường phía trước còn dài, khối lượng công việc còn nhiều nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm hoàn thành chương trình đúng kế hoạch.

Xin chân thành cảm ơn ông! Chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Liêu về đích đúng kết hoạch.

Nghĩa - Thuỷ (thực hiện)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top