Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2019 | 14:23

Bình Liêu nỗ lực giảm nghèo

Huyện miền núi vùng biên Bình Liêu (Quảng Ninh) có địa hình phức tạp và trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời điểm này, huyện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, XDNTM hiệu quả.

tr2d.JPG
Mô hình trồng dong riềng tập trung tại thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn.

 

Ông Đỗ Xuân Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, cho biết: Huyện có 7 xã thì có tới 6 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Xác định xóa đói giảm nghèo là  mục tiêu quan trọng nên huyện đã bám sát các chương trình, dự án của Chính phủ và Đề án 196  về nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh, để triển khai thực hiện thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Những năm qua, Bình Liêu cũng tích cực triển khai các chính sách đảm bảo an sinh xã hội góp phần giảm nghèo; hỗ trợ, thực hiện các đề án phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi gia tăng giá trị, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ, trong đó, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển các ngành kinh tế biên mậu.

 

tr2dd.JPG

Nhiều gia đình đồng bào dân tộc Dao ở Đồng Văn, Bình Liêu đã biết phát triển du lịch với dịch vụ homestay (Chị Lý Thị Hạnh, dân tộc Dao thôn Phật Chỉ xã Đồng Văn dọn dẹp lại phòng ngủ cho du khách).

 

Đến nay, các sản phẩm của  Bình Liêu đã khẳng định chỗ đứng, thương hiệu trên thị trường như: Miến dong Bình Liêu, dầu sở Bình Liêu, mật ong Bình Liêu, tinh dầu hồi, tinh dầu quế, tinh dầu bưởi, tinh dầu sả…, góp phần  tăng thu nhập cho người dân,  giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện trong năm 2018 từ 23,21% (đầu năm) giảm xuống còn 11,35% (cuối năm); hộ cận nghèo từ 19,48% giảm xuống còn 16,89%. 

Từ những giải pháp tích cực giảm nghèo trên địa bàn, Bình Liêu phấn đấu hoàn thành Chương trình 135 (đưa 100% số xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn) vào năm 2020.

Năm 2011, trung bình huyện Bình Liêu chỉ đạt 2 tiêu chí NTM/xã. Đến năm 2018, đã có xã Hoành Mô đạt chuẩn NTM, không còn xã nào dưới 10 tiêu chí, bình quân chung toàn huyện đạt 13/20 tiêu chí/xã (tiêu chí 20 của tỉnh Quảng Ninh là thôn NTM) và 38/53 chỉ tiêu NTM. Năm 2019, huyện phấn đấu có thêm hai xã Tình Húc, Húc Động đạt chuẩn NTM; toàn huyện đạt 16 - 17 tiêu chí NTM, khoảng 46 - 47 chỉ tiêu, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 32 triệu đồng.

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top