Đã 6 năm nay, hàng trăm hộ dân ấp Thuận Hòa 2, xã Thuận Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) phải đối mặt với mùi hôi thối cùng dòng nước ô nhiễm do Công ty Phân bón Hợp Lực Đồng Phú xả thải ra môi trường. Bà con nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục.
Một góc nhà máy sản xuất phân bón.
Theo quan sát của phóng viên, nhà máy sản xuất của Công ty Phân bón Hợp Lực Đồng Phú nằm cách khu dân cư không xa, hệ thống tường bao khép kín, được bảo vệ trông coi nghiêm ngặt, hầu như không cho bất cứ người lạ nào tiếp cận. Tuy nhiên, ở khu vực phía sau có một lối thoát nước xuất phát từ nhà máy, đồng thời hệ thống đường mương này nối dài và chạy qua khu dân cư rồi thoát ra hồ chứa nước sạch thị xã Đồng Xoài. Điều đáng nói là, nước sinh hoạt của người dân thị xã Đồng Xoài đều bắt nguồn từ hồ chứa nước này.
Nước thải chuyển màu đen bùn hôi thối được xả từ nhà máy.
Anh Huỳnh Văn Phước, trú tại ấp Thuận Hòa 2, bức xúc nói: “Từ khi nhà máy hoạt động đến nay, chúng tôi luôn khổ sở vì mùi hôi thối nồng nặc, đi làm thì không sao chứ về đến nhà hầu như không dám mở cửa vì ruồi quá nhiều”.
Ông Nguyễn Văn Cửu, Ấp trưởng ấp Thuận Hòa 2 cũng chia sẻ: Việc chính quyền mở cửa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế chúng tôi rất đồng thuận nhưng phải trên cơ sở phát triển và đảm bảo về môi trường. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền nhưng họ cũng chỉ làm việc qua loa.
Nơi nhà máy mở đường xả thải ra ngoài.
Xung quanh vấn đề trên, ông Lê Đình Tám, Chủ tịch UBND xã Thuận Lợi cho biết: “Thực trạng ô nhiễm trên chúng tôi xác nhận là có, địa phương cũng đã báo cáo lên cấp trên, tuy nhiên chúng tôi đang chờ chỉ đạo”.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Mạnh Chiến
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.