Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 12 năm 2014 | 3:31

Bình Thuận: Còn mập mờ kiểm tra, xử lý trong vụ phá hơn 200ha rừng Nà Dệt

Sau khi báo Kinh tế nông thôn đăng loạt bài phản ánh tình trạng phá rừng Nạ Dệt (thuộc thôn Ba Bàu, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), ngày 23/12/2014, UBND tỉnh Bình Thuận có Công văn số 4633/UBND-KTN do Phó chủ tịch Huỳnh Thanh Cảnh ký gửi báo cho biết đang yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

>> Bài 1: Rừng Nà Dệt “kiệt sức”

>> Bài 2: Tàn phá hàng trăm hecta rừng

>> Bài 3: Người tố cáo bị trù dập

>> Bài 4: Rừng Sông Móng - Ca Pét không thoát khỏi lòng tham của lâm tặc

 

Công văn số 4633/UBND-KTN gửi phúc đáp đến báo Kinh tế nông thôn.

 

Công văn nêu rõ: UBND tỉnh Bình thuận trân trọng cảm ơn quý báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh vụ phá rừng Nà Dệt, qua đó tỉnh có thêm thông tin để xem xét, xử lý. Vụ phá rừng này đang được UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý. Khi có kết quả, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ thông tin ngay đến quý báo.

Báo Kinh tế nông thôn hoan nghênh tinh thần vào cuộc xử lý vụ việc báo nêu của UBND tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, trong Công văn số 4633/UBND-KTN, UBND tỉnh Bình Thuận không nêu rõ tỉnh giao cơ quan chức năng nào và mốc thời gian hoàn thành việc kiểm tra, xử lý tình trạng phá rừng Nà Dệt.

Ngoài ra, trong công văn, UBND tỉnh Bình Thuận không nhắc đến số điện thoại bàn 0623821717 gọi điện, dùng những lời lẽ sặc mùi xã hội đen đe dọa phóng viên: “Mày cứ đợi đấy, tao ghi âm hết rồi, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu. Mày nên nhớ, 30 chưa phải là Tết đâu. Tao thề không xin được huyết mày tao không phải là người. Mày cứ đợi đấy”.

Rừng Nà Dệt và rừng Sông Móng (Ca Pét) đang "khóc" chờ cứu.

 

Điều này khiến bạn đọc nghi ngờ trong việc kiểm tra xử lý còn mập mờ của cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận.

Và nhiều bạn đọc nghi vấn: “Vì sao khu rừng thuộc lâm phần quản lý của Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam, cán bộ của xí nghiệp luôn được phân công canh giữ rừng trực 24/24 giờ nhưng thực trạng tàn phá vẫn diễn ra ngang nhiên như chốn “không nhà”. Hay là những người có liên quan có “ô dù”, có người bao che những hành vi sai trái trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Câu hỏi này xin để cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận trả lời.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Ban Bạn đọc

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top