Tại kỳ đánh giá năng lực nhà thầu 6 tháng đầu năm 2021, hàng loạt nhà thầu có tên tuổi bị “bêu” tên và quyết định tạm dừng cho tham gia các gói thầu mới do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Công ty Cổ phần xây dựng Minh Anh (Hà Nam) mặc dù liên tục bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhắc nhở vì chậm tiến độ, không đáp ứng về thiết bị thi công, nhưng vẫn thường xuyên trúng các gói thầu lớn tại Bộ này.
Ngày 11/8/2021, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp ký Văn bản số 5067/BNN-XD về việc công bố đánh giá năng lực nhà thầu tham gia các dự án đầu tư xây dựng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 6 tháng đầu năm 2021. Theo đó, có 17 nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và 2 nhà thầu chưa khắc phục xong các tồn tại từ kỳ đánh giá trước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra hình thức xử lý tiếp tục tạm dừng (đối với nhà thầu chưa khắc phục tồn tại cũ) hoặc tạm dừng tham gia các gói thầu mới đối với các nhà thầu không đáp yêu cầu.
Tại phụ lục III kèm theo Văn bản 5067/BNN-XD, có 3 nhà thầu tư vấn thiết kế và 16 nhà thầu thi công bị “điểm mặt”. Theo đó, các nhà thầu tư vấn thiết kế gồm: Công ty TNHH MTV Tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng – BQP, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình thủy và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện I (thực hiện gói thầu 7, trị giá 20,90 tỷ đồng).
Đối với 16 nhà thầu thi công bị “bêu” tên gồm: Công ty Cổ phần xây dựng Hoàng Thông, Công ty TNHH Hùng Tiến, Công ty Cổ phần xây dựng Pusco…Đáng chú ý, có nhiều nhà thầu có tên tuổi như Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô, Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh, Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường, Công ty Xây dựng thủy lợi 04 – CTCP … thực hiện các gói thầu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh (Công ty Minh Anh) thực hiện 3 gói thầu (tổng giá trị 125,21 tỷ đồng) không đáp ứng yêu cầu gồm: Gói thầu số 27, Dự án Sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà làm Chủ đầu tư, gói thầu có giá trị 54,4 tỷ đồng; gói thầu số 07, thi công xây dựng công trình, Dự án khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Hội – Xuân Phố do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, giá trị gói thầu là 52,94 tỷ đồng; gói thầu 07-XL, Dự án hồ chứa nước IaMơr do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 làm chủ đầu tư, giá trị gói thầu là 17,87 tỷ đồng. Chủ đầu tư đánh giá Công ty Minh Anh không đáp ứng yêu cầu tiến độ.
Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường (Công ty Vạn Tường) thực hiện gói thầu XL7 và XL 11 có tổng giá trị 83,138 tỷ đồng, đã bị chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 7 tạm dừng đấu thầu theo Văn bản số 6447/BNN-XD ngày 18/9/2020 nhưng vẫn chưa hoàn thành gói thầu và tiếp tục bị nhắc nhở.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định tiếp tục tạm dừng cho tham gia các gói thầu mới đối với Công ty Minh Anh và Công ty Vạn Tường cho đến khi có báo cáo của các chủ đầu tư về việc đã khắc phục xong các tồn tại và báo cáo Bộ ra văn bản chấp thuận.
Hay như trường hợp của liên danh nhà thầu giữa Công ty Cổ phần Pusco và Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng 116 thi công gói thầu số 9, thi công xây dựng công trình thủy công và hạ tầng kỹ thuật, Dự án nâng cấp cảng cá Tắc Cậu, tỉnh Kiên Giang, tổng giá trị gói thầu là 74,15 tỷ đồng. Tại dự án này, liên danh nhà thầu không đáp ứng được nhân lực, tiến độ thi công nên đã bị bộ nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu giám sát chắt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu không chuyển biến thì bộ sẽ tạm dừng cho tham gia các gói thầu mới do bộ quản lý.
Ngoài ra, có những dự án ghi nhận cùng lúc nhiều nhà thầu không đáp ứng yêu cầu. Phải kể đến như Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 1, tổng giá trị gói thầu lên đến 300,64 tỷ đồng.
Theo đó, có 3 nhà thầu thực hiện nhưng không đảm bảo yêu cầu là Công ty TNHH giải pháp BIM Hà Nội thực hiện gói thầu số 10, mô hình thông tin công trình (BIM). Không đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ; Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Hoàng Dân và Công ty Cổ phần Sông Đà 9 cùng thực hiện gói thầu số 17, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụm công trình đầu mối. Cả 2 nhà thầu này đều không đáp ứng nhân sự chủ chốt và tiến độ.
Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình) có tới 3 nhà thầu không đảm bảo yêu cầu.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 làm Chủ đầu tư. Tại gói thầu số 42, thiết bị cơ khí công trình đầu mối do Công ty Cổ phần máy và thiết bị thủy lực thi công có giá trị 55,1 tỷ đồng, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ cung cấp xi lanh thủy lực. Và tại ngói thầu số 36, đập tràn, đập bê tông, cống lấy nước và đập phụ do Tổng Công ty xây dựng thủy lợi 04-CTCP thực hiện với tổng giá trị lên đến 375,41 tỷ đồng, nhưng bị chủ đầu tư đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công đập phụ.
Đặc biệt, có tới 6 nhà thầu lớn, bé không đáp ứng về tiến độ thi công hoặc thiết bị thi công khi tham gia các dự án do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 làm Chủ đầu tư, đó là Công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2, Công ty Cổ phần xây dựng số 12, Công ty Cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị 7 và Công ty TNHH Hùng Tiến…
Có những dự án giá trị rất lớn, gần 500 tỷ đồng được giao cho các đơn vị nhà thầu có tên tuổi, kinh nghiệm, nhân lực, vật lực như Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô và Công ty Cổ phần Sông Đà 5 nhưng cũng nằm trong tình trạng chung là yếu kém. Cụ thể, tại gói thầu số 26, thi công xây lắp cụm công trình đầu mối Dự án hồ chứa nước sông Chò 1, tỉnh Khánh Hòa, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 làm Chủ đầu tư.
Do đó, các nhà thầu trên bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu giám sát chắt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu không chuyển biến thì Bộ sẽ tạm dừng cho tham gia các gói thầu mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Thêm vào đó, nếu vẫn không có chuyển biến tích cực hơn thì có thể phạt hợp đồng, điều chuyển khối lượng thực hiện giữa các nhà thầu (nếu là gói thầu được thực hiện bởi liên danh). Nếu đã điều chuyển, nhưng vẫn không đáp ứng về tiến độ, chất lượng thì sẽ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép chấm dứt hợp đồng và đề nghị đăng tải thông tin các nhà thầu không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng lên trang thông tin của Bộ, các bộ liên quan và cổng thông tin đấu thầu quốc gia.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.