Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 14:20

Bột sắn dây cổ truyền Hoài Đức vào top OCOP 4 sao

Sau nhiều năm xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, ổn định, sản phẩm bột sắn dây của huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt OCOP 4 sao năm 2021.

Sản phẩm OCOP từ làng                        

Anh Đỗ Danh Long (thôn Đoài, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức) cho biết, gia đình có nghề làm bột sắn dây thủ công, nối tiếp nhau từ nhiều đời nay.

cham.jpg
Sản phẩm sắn dây của Hoài Đức tại buổi đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP năm 2021.

 

Khởi đầu vào thập niên 40 - 50 của thế kỷ trước, do ông bà nội của anh sống ở Hà Thành, nên đã học được nghề làm bột sắn dây, khi trở về quê đã đem theo nghề và truyền lại cho con cháu đến ngày nay.

Thời bao cấp, số lượng một mùa chỉ được vài chục kilôgam; màu sắc cũng chưa sáng đẹp như bây giờ. Giá cả lúc này chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Khách mua cũng chưa nhiều, chủ yếu bán trong xóm.

Sau khi xoá bao cấp, đời sống được nâng lên, người dân sử dụng ngày càng nhiều, với số lượng lớn, gia đình từng bước hoàn thiện khâu sản xuất, chế biến. Hiện, đã đầu tư máy móc hiện đại, ví như: máy xay, xát, máy lọc liên hoàn, chuyên dùng cho sản xuất bột sắn giây.

Nếu như trước đây, thế hệ ông bà, cha mẹ phải sản xuất thủ công, thì nay, nhiều công đoạn đã có máy móc đảm nhận.

Cách trồng và thu hoạch khá đơn giản, một gốc sắn dây cần khoảng 6m2 đất để trồng, và làm giàn cho cây leo; đồng thời, mỗi gốc chỉ để 1 nhánh duy nhất (để có củ đẹp). Thông thường, sắn dây đạt khoảng 180 kg/khóm, song, để có tinh chất bột tốt nhất, chỉ nên để 80 – 120 kg/khóm, sẽ có củ đẹp, đạt tiêu chuẩn. 

Nếu như trước đây, phải làm giàn tre cho cây leo, thì nay đã thay thế bằng cột bê tông, và căng dây thép cho sắn leo, để đảm bảo độ bền và tránh bị gãy, đổ khi mưa bão.

Các công đoạn khác, từ sản xuất đến chế biến, phải làm thủ công, thì nay đã có máy rửa, máy nghiền, máy hút mủ, máy mài; máy khuấy bột, đánh bột đều; máy lọc bằng inox thay thế hoàn toàn. Theo đó, máy lọc thường phải lọc tới 10 lần mới có tinh chất bột sắn sáng, trắng như yêu cầu.

Hiện, gia đình đã có phòng sấy lạnh, phòng ủ sản phẩm, không còn phụ thuộc vào thời tiết như xưa, vì vậy, tinh bột rất đều, trắng sáng, hình thức đẹp, không bị vỡ vụn, đảm bảo chất lượng, mẫu mã...

Để chủ động đầu ra, anh Long hợp tác với xã Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ), nằm liền kề với địa phương, và một số địa phương khác, để xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài, ổn định. Đây là những vùng đất rất thích hợp với củ sắn dây ta; củ dài, màu sắc trắng sáng, có mùi vị và hương thơm đặc trưng.

Nếu như trước đây, các công đoạn từ sản xuất đến chế biến đều phải làm thủ công, thì nay, gần như đã có máy móc thay thế hoàn toàn. Để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, gia đình thường xuyên thuê 6 – 8 lao động/năm; trong đó, có 2 -3 người phải thuê với mức thu nhập 300.000 đồng/người/ngày. Doanh thu hàng năm trên 600 triệu đồng, lãi 300 – 400 triệu đồng/năm.

“Đặc biệt, năm 2021, sản phẩm bột sắn dây của gia đình đã đạt OCOP 4 sao, và hiện đang được phân phối ở nhiều siêu thị, thành phố lớn trên cả nước. Sản lượng hàng năm lên đến 20 tấn bột tinh, với giá bán bình quân 160.000 đồng/kg. Về trọng lượng, có 2 loại: 0,5kg và 1kg/túi.

Hiện nay trên thị trường, bột sắn dây có nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng chưa nhiều, chưa hiện đại. Hoặc, ở khâu sản xuất tinh bột cũng chưa đều, có mẻ đẹp, mẻ xấu.

Ví như: Bột sắn giây Hoà Bình không có màu sắc trắng, sáng đẹp, không có mùi thơm đặc trưng; hoặc bột Thanh hoá, do khâu pha bột (đánh bột) và sấy chưa đảm bảo, dẫn đến việc “chín ngoài, sống trong”.

Vì vậy, khi sử dụng bột của chúng tôi, nhiều bà con hỏi “bột tẩy trắng hay sao mà sáng vậy? Rất đơn giản, bí quyết của chúng tôi là, vùng nguyên liệu hợp thổ nhưỡng và cách tinh chế bột”, anh Long cho biết thêm. 

 

san1.jpgBà con thu hoạch sắn dây.

 

Cùng chủ thể OCOP vượt qua dịch Covid - 19

Trao đổi với chúng tôi, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, ông Cao Văn Tuyến, cho biết: “Năm 2021, huyện Hoài Đức có 8 chủ thể, với 22 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng, trong đó có 20 sản phẩm thực phẩm; 01 sản phẩm đồ uống, 01 sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí.

Theo kết quả đánh giá phân hạng của TP. Hà Nội, có các sản phẩm đạt 4 sao như: Tranh thêu tay Tứ Bình, sản phẩm đạt Huy chương Vàng năm 2025; và Cúp vàng Thăng Long, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tinh dầu gừng Trí Đức (Công ty Xuất nhập khẩu Trí Đức); Bột sắn giây xứ Đoài (Hộ kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Khuê). Tranh quạt phu thê viên mãn gỗ hương đá (Hộ kinh doanh Hoàng Doãn Sơn); Nhãn chín muộn Đại Thành (HTX Nông nghiệp Đại Thành); Thịt gà đen H’Mông (HTX Chăn nuôi Yên Hoà Phú); Bột ngũ cốc dinh dưỡng MinMin (Hộ kinh doanh, chế biến thực phẩm dinh dưỡng Min Min). Miến dong Hoàng Giang (cơ sở kinh doanh và sản xuất miến dong Hoàng Giang); miến dong Long Vũ (Hộ kinh doanh Vương Đắc Thoả)”.

Ngoài ra, cũng theo ông Tuyến thì, đây là những sản phẩm đã được người dân Thủ đô, và bà con trên nhiều vùng, miền của đất nước tôn vinh và đón nhận từ nhiều năm qua. Đến nay, khi có Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm lại một lần nữa khẳng định thương hiệu của mình.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, cho biết: “Năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, lưu thông sản phẩm OCOP, song chúng tôi vẫn định hướng, khuyến khích các chủ thể tham gia  OCOP, đầu tư mua sắm, ứng dụng thiết bị, khoa học kỹ thuật, công nghệ thế hệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm. Đảm bảo tăng trưởng bền vững, an toàn môi trường sinh thái, vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời, tổ chức hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp thành phố. Trong đó, ưu tiên những sản phẩm tiêu biểu, lợi thế và chủ lực của Hà Nội về: Thiết kế nhãn hiệu, nhãn mác bao bì sản phẩm, tem sản phẩm, để tạo điều kiện cho người tiêu dùng, nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP, đã được phân hạng cấp thành phố.

Mặt khác, hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ (đã đăng ký kinh doanh), tham gia OCOP, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng”…

 

----------------

Bài viết có sự tham gia của Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội

                                                                                                       

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top