Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 1 năm 2017 | 2:45

BQL Rừng phòng hộ huyện Mường Chà: Thực hiện tốt bảo vệ và phát triển rừng

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Mường Chà (Điện Biên) vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần giữ màu xanh cho những cánh rừng.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thại, Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Mường Chà, cho biết, xác định công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng (BVPTR) là nhiệm vụ quan trọng,  đơn vị thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời hàng chục các vi phạm xảy ra. Nhờ đó, toàn bộ diện tích rừng do Ban quản lý phụ trách được bảo vệ tốt. Để công tác BVPTR đạt hiệu quả, đơn vị cũng đã giao khoán BVR cho 10 cộng đồng thôn bản ở 2 xã Mường Tùng (7 cộng đồng) và Huổi Lèng (3 cộng đồng).

Ban quản lý cũng đã tư vấn, tham mưu cho UBND hai xã Mường Tùng và Huổi Lèng hoàn thành hồ sơ đề nghị chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho 10 cộng đồng thôn, bản nhận khoán bảo vệ rừng. Tham mưu cho huyện thành lập tổ công tác rà soát kết quả hoàn thành chương trình 327 và 661 để lập hồ sơ thực hiện quyết toán dự án hoàn thành. Đến hết năm 2016, việc rà soát đã hoàn thành trên địa bàn huyện Mương Chà và thị xã Mường Lay. 

Đơn vị cũng luôn coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Mường Chà phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đến hộ và nhóm hộ nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên phân công cán bộ xuống địa bàn các xã tham mưu cho chính quyền cơ sở làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trong mùa khô. Do vậy, trong những năm qua, trên địa bàn đơn vị quản lý không có vụ cháy rừng phòng hộ nào xảy ra.

Ngoài việc giao rừng về cho 10 cộng đồng thôn, bản bảo vệ, trong năm 2016, cán bộ, nhân viên của Ban quản lý còn trực tiếp bảo vệ rừng trồng (218,2ha); chăm sóc rừng trồng (7,6ha); bảo vệ rừng thay thế nương rẫy (41,5ha); khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên (560,7ha); trồng rừng thay thế (25,7ha); cung cấp cây con thực hiện Tết trồng cây (490ha); cung cấp cây trồng rừng phân tán (47.000ha) và hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đươc giao (2.433,6ha)… Đồng thời, hoàn thành hồ sơ giao đất, giao rừng của Ban với diện tích 5.470,1ha tại Mương Tùng và Huổi Lèng.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2017, Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Mường Chà được giao khoán trồng 80ha rừng phòng hộ mới; 30ha rừng sản xuất và lâm sản ngoài gỗ; 14,4ha trồng rừng thay thế nương rẫy; 29,2ha trồng rừng thay thế các dự án; khoán bảo vệ rừng hưởng dịch vụ môi trường rừng là 2.800ha; và khoanh nuôi tái sinh, chuyển tiếp 646,7ha.

“Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện công tác BVPTR theo chỉ tiêu kế hoạch  được giao, giám sát các cộng đồng thôn bản, các hộ, đơn vị, cá nhân khoán thực hiện chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng; tuần tra, bám sát địa bàn về tình hình phát nương làm rẫy nhằm ngăn chặn các vụ xâm hại rừng, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm nếu có”, ông Thại cho biết thêm.

Tuy nhiên, để công tác quản lý BVPTR và phòng chống cháy rừng hiệu quả hơn, Ban quản lý Rừng phòng hộ Mường Chà đề nghị Nhà nước đầu tư thêm kinh phí, chế độ và công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Do lực lượng này thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trên các địa bàn đi lại khó khăn, thông tin liên lạc hạn chế, cộng với lực lượng mỏng lại hoạt động ở vùng sâu, vùng xa có tính chất đơn lẻ. Trong khi đó, lâm tặc hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Theo ông Trần Văn Thại, vướng mắc lớn nhất trong triển khai thực hiện trồng rừng phòng hộ mới là, hiện nay, trên địa bàn huyện, diện tích đất trống chưa được giao hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân còn rất lớn.

Kim Ngân

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top