Chính phủ luôn đề cao vấn đề cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan công quyền. Thế nhưng, cách xử lý trong việc cung cấp thông tin của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Cao Bằng khiến chúng tôi cảm thấy buồn.
Báo cáo giảm nghèo không dấu, không người ký.
Theo tinh thần Công văn số 208/CV - KTNT ngày 22/05/2017 của Báo Kinh tế nông thôn đã gửi và đặt lịch với lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng, đúng ngày và giờ đã định (8 giờ sáng thứ 4 ngày 31/5/2017), phóng viên có mặt ở UBND tỉnh và được Văn phòng UBND tỉnh ký giấy giới thiệu tới Sở LĐTB&XH lấy thông tin viết bài về chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tới nơi, phóng viên gặp bà Nông Thị Duyên, Chánh Văn phòng Sở, trình giấy giới thiệu và đề nghị được gặp lãnh đạo Sở để lấy thông tin từ cơ quan thường trực giảm nghèo và phỏng vấn đồng chí Phó Trưởng ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh. Bà Duyên cầm giấy giới thiệu, hứa sớm liên hệ với lãnh đạo và sẽ thông tin lại.
Trước khi về khách sạn nghỉ, phóng viên có trao đổi với bà Duyên, cố gắng báo cáo lãnh đạo dành khoảng 30-60 phút để hoàn thành nhiệm vụ sớm, nhưng về khách sạn nằm chờ hết ngày thứ 4, phóng viên vẫn chưa nhận được thông tin từ phía Sở LĐTB&XH. Đầu giờ sáng thứ 5, phóng viên tiếp tục điện thoại cho bà Duyên, bà cho biết vẫn chưa liên hệ được với lãnh đạo, có gì cuối giờ sáng sẽ thông tin lại. Hết giờ sáng vẫn không thấy bà Duyên liên lạc, đầu giờ chiều phóng viên qua Sở, ngồi chờ cả tiếng đồng hồ, cuối cùng bà Duyên xuống nói lãnh đạo đi vắng và đưa lại cho tôi giấy giới thiệu cùng bản báo cáo về giảm nghèo không có dấu, không có chữ ký rồi bảo: “Tôi bận sang Sở Tài chính” và bà Duyên đi luôn.
Thật buồn khi nhận được đống giấy tờ hỗn độn đó, làm sao phóng viên có thể viết bài một cách bừa bãi khi báo cáo không có tính bảo đảm. Tôi tự hỏi, tại sao bà Duyên lại không hiểu thế nào là thông tin chính thống, thế nào là số liệu đảm bảo...? Nhưng có lẽ đây không chỉ là quan niệm giản đơn của bà Duyên mà Sở LĐTB&XH Cao Bằng cũng chưa tôn trọng sự giới thiệu của UBND tỉnh, không tôn trọng những người làm nhiệm vụ tuyên truyền. Thử hỏi, với những người ít nhiều có hiểu về pháp luật, hiểu về quy trình công vụ, công việc như chúng tôi mà vẫn còn nhận được sự tiếp đón như vậy, thì bà con dân tộc trên địa bàn sẽ được ứng xử ra sao? Thiết nghĩ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng cũng nên chấn chỉnh thái độ này của công chức, của cơ quan công quyền để niềm tin của dân đối với chính quyền được nâng cao; để năng lực cạnh tranh của tỉnh không ngừng được nâng lên.
Đình Hợi
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.