Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản mới có quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, chưa có giấy phép nhưng đã xây dựng 12 tầng.
Điều kỳ lạ là, công trình này chưa hề bị cơ quan chức năng và chính quyền quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) xử lý.
Xây dựng không phép
Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản do Công ty CP Phát triển Công nghệ y học Việt Nam – Nhật Bản (VIJA METECH., JSC) làm chủ đầu tư, được xây dựng tại lô DDMKT1, Khu ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm.
Ngày 06/9/2017, Sở Xây dựng Hà Nội nhận được Văn bản số 43/TTr-Vijametech của Công ty CP Phát triển Công nghệ y học Việt Nam – Nhật Bản về việc thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản.
Sau khi xem xét, Sở Xây dựng Hà Nội kết luận: Hồ sơ thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, tại lô DDMKT1, tại Khu ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, chỉ đủ điều kiện để triển khai bước thiết kế tiếp theo sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các yêu cầu khác khi triển khai các bước tiếp theo là: Thực hiện các yêu cầu tại Quyết định số 2905/QĐ-QHKT ngày 22/5/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu ngoại giao đoàn tại Hà Nội, tại các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, DDMKT1 địa điểm tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội góp ý kiến tại Văn bản số 127CSPC&CC-P13 ngày 25/8/2017.
Sau khi có thông tin phản ánh về Dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản gửi đến Báo Kinh tế nông thôn, phóng viên đã trực tiếp đến phường Xuân Tảo làm việc với chính quyền phường sở tại nhằm tìm hiểu về dự án này.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Tuấn, Phó chủ tịch UBND phường Xuân Tảo, cho biết, trên địa bàn phường có công trình Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, công trình này đang tạm dừng thi công. Mọi hồ sơ liên quan đến công trình này, UBND phường đề nghị phóng viên gặp anh Mạnh (Phạm Ngọc Mạnh - Đội trưởng, Đội TTXD quận Bắc Từ Liêm-PV). Rất mong nhà báo thông cảm và liên hệ với anh Mạnh để có thông tin cụ thể.
Ngày 20/12/2019, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đến Đội thanh tra xây dựng quận Bắc Từ Liêm làm việc với ông Phạm Ngọc Mạnh, tìm hiểu về công trình Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Ông Mạnh cho biết, công trình này được phép xây dựng, tuy nhiên, các văn bản mà ông Mạnh cung cấp cho phóng viên chỉ là Văn bản số 8465/SXD-QLXD ngày 11/9/2017 thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, tại lô DDMKT1, Khu ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo và Quyết định số 6961/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/12/2019 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này.
Theo như tài liệu mà ông Phạm Ngọc Mạnh, Đội trưởng Đội Thanh tra TTXD quận Bắc Từ Liêm cung cấp, công trình này mới chỉ được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường chứ chưa có giấy phép xây dựng được cấp có thẩm quyền cho phép.
Cần sớm làm rõ sai phạm
Theo tìm hiểu của phóng viên, công trình Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản được khởi công xây dựng vào ngày 02/3/2017, trong khi đó, ngày 22/5/2017, UBND thành phố Hà Nội mới có Quyết định số 2905/QĐ-QHKT về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu ngoại giao đoàn tại Hà Nội, tại các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, DDMKT1, địa điểm tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chuyển đổi từ đất xây dựng trạm biến áp để chuyển sang xây dựng Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật.
Để một công trình không phép ngang nhiên xây dựng đến 12 tầng, dư luận đang đặt rất nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ngành chức năng và chính quyền các cấp của quận Bắc Từ Liêm trong việc quản lý địa bàn. Đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND quận Bắc Từ Liêm sớm làm rõ sai phạm của Công ty CP Phát triển Công nghệ y học Việt Nam – Nhật Bản trong việc xây dựng Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản 12 tầng khi chưa có giấy phép và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân liên quan.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.