Thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn một đằng, đấu thầu một nẻo đang khiến dư luận hết sức lo lắng tại một số địa phương, điển hình như Ninh Bình.
Trường THPT Chuyên Ninh Bình đang được tu sửa nâng cấp nhưng vẫn mở gói thầu đầu tư xây mới với mức tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng.
Theo thông tin phản ánh, tại Ninh Bình vừa qua có tới 04 gói thầu được đấu thầu dưới hình thức khảo sát, thiết kế bản vẽ và thi công xây lắp (hình thức đấu thầu này Luật chỉ quy định cho những dự án thực sự cấp bách về thời gian khi đã có đủ vốn) như: xây dựng Trụ sở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh; Trường THPT Chuyên Ninh Bình; Trung tâm công tác xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình; Nâng cấp tuyến đường vào khu du lịch Kênh Gà (GĐ1).
Tìm hiểu phóng viên được biết, có nhiều gói thầu ở Ninh Bình nằm trong tình trạng giá trị đấu thầu cao gấp vài chục lần so với số vốn được bố trí, điển hình: Dự án xây dựng Trường THPT chuyên Ninh Bình, tỉnh mới bố trí được 10 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020 nhưng chủ đầu tư là Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình đã mở thầu (EC) với giá trị gói thầu gần 380 tỷ đồng; dự án này đang gây bất bình trong dư luận. Dự án Trường Đại học Hoa Lư do Trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư, dự án được đầu tư 420 tỷ đồng, trong 10 năm mới bố trí được số vốn gần 200 tỷ nên dự án “dậm chân tại chỗ” 10 năm nay. Đây là cách bố trí vốn gây lãng phí nhiều nhất.
Phóng viên đã trực tiếp đến đặt lịch làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình nhiều lần nhưng ông Tuấn, Chánh văn phòng Sở trả lời qua tin nhắn điện thoại rằng: “Chiều các anh đến, tôi đang đi dự tổng kết của cấp học trung học. Xin các anh thông cảm. Về vấn đề các anh đặt lịch làm việc hoàn toàn nhất trí. Nhưng nội dung anh yêu cầu làm việc đã được đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 21/7/2016, do đó bên chúng tôi không trả lời về vấn đề này. Xin cảm ơn” (trích nguyên văn).
Ông Nguyễn Cao Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Ninh Bình, cho biết: “Trường Đại học Hoa Lư chậm là do kinh phí về không kịp, chúng tôi đã cắt giảm một số hạng mục. Trường Chuyên Ninh Bình tổng mức đầu tư là hơn 396 tỷ đồng, vừa rồi mới bố trí được 11 tỷ đồng để tiến hành xây dựng. Năm nay cho đấu thầu gói thầu khảo sát thiết kế bản vẽ thi công và thi công xây lắp gần 380 tỷ đồng”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.
Nhất Nam - Trung Hiếu
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.