Việt Nam được đánh giá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là hiện nay, khi một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã và sắp có hiệu lực.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới, khu vực đang có nhiều biến động, áp lực cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng, do đó, việc định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, hạ tầng… nhằm nâng cao chất lượng là hết sức cấp thiết.
“Hút” FDI từ nền tảng xây dựng đô thị thông minh: Bài học Bình Dương
Từ đầu năm đến giữa tháng 6/2019, Bình Dương đã thu hút 1.317 triệu USD vốn FDI (tăng 81% so với cùng kỳ, đạt 94,1% kế hoạch), gồm 106 dự án mới (619 triệu USD), 53 dự án điều chỉnh tăng vốn (370 triệu USD), 232 dự án góp vốn (328,5 triệu USD) và 1 dự án giảm vốn (0,5 triệu USD). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.629 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 33,63 tỷ USD.
Nhờ môi trường đầu tư kinh doanh luôn được cải thiện, Bình Dương được xem là sự lựa chọn hàng đầu đối với doanh nghiệp (DN) Nhật Bản khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Ông Hideyuki Okada, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JBAH), cho biết, DN Nhật Bản đầu tư làm ăn ở Bình Dương luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển.
Với hơn 140 DN Nhật Bản đầu tư, Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng nhà đầu tư Nhật Bản. Đây là kết quả của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, bình quân mỗi dự án của DN Nhật Bản đầu tư vào Bình Dương có số vốn hơn 24 triệu USD. Đây là con số bình quân cao nhất trong số các quốc gia đầu tư vào Bình Dương hiện nay.
Theo ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thu hút FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài.
Bình Dương đã và đang tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, không ngừng đầu tư hạ tầng hiện đại tạo nền tảng để thu hút FDI thế hệ mới đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong thời gian tới. Trong đó, tỉnh chú ý đến mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị thông minh. Hiện nay, tỉnh đã và đang thu hút nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó việc phát triển hệ thống giao thông liên tỉnh, tạo điều kiện để đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là về logicstis, hạ tầng, tạo kết nối thuận lợi với các địa phương.
Hoàn thiện thể chế, chính sách
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam ở Tokyo (Nhật Bản) đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi: “Với tầm nhìn Nhật Bản tiếp tục là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong hợp tác đầu tư của Việt Nam, đối với các tập đoàn lớn của Nhật Bản, tôi khuyến khích các bạn đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam, với các dự án đầu tư thân thiện với môi trường, hạ tầng chất lượng cao, áp dụng và chuyển giao công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, đưa hàng hóa của Việt Nam tham gia các kênh phân phối khu vực, toàn cầu”.
Các tập đoàn Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thời gian qua, Việt Nam đã và đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư và khẳng định mong muốn tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tại Campuchia, Lào và Việt Nam, để thu hút được đầu tư FDI có giá trị cao, trước tiên, Việt Nam cần xác định các ngành ưu tiên, mục tiêu và tiếp theo thực hiện chủ trương cải cách chính sách về đầu tư. Ở Việt Nam, đang ngày càng có sự nhận thức rõ ràng rằng, phải thay đổi chính sách một cách chiến lược, mang tính khả thi cao, gắn liền với cải cách thể chế, chính sách, môi trường đầu tư cụ thể để thu hút đầu tư FDI thế hệ mới và tối đa hóa đầy đủ lợi ích tiềm năng cho Việt Nam. IFC có tám khuyến nghị là “bản thiết kế” chi tiết để đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo đột phá, hướng tới việc giải quyết các trở ngại, tăng cường cải cách, thu hút đầu tư FDI thế hệ mới nhằm duy trì các mục tiêu tăng trưởng kinh tế sâu rộng như sau: Thứ nhất, tăng cường cung cấp các kỹ năng chính để tạo thuận lợi cho đầu tư FDI thế hệ mới. Thứ hai, xây dựng, kiện toàn cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài “thế hệ mới” để chủ trì thực thi chiến lược. Thứ ba, cải cách khung chính sách ưu đãi hiện hành. Thứ tư, hiện đại hóa xúc tiến đầu tư, xác định lĩnh vực ưu tiên xúc tiến chủ động. Thứ năm, thực hiện môi trường kinh doanh, đầu tư 4.0. Thứ sáu, mở cửa cho FDI những ngành nghề hỗ trợ năng lực cạnh tranh và tăng trưởng. Thứ bảy, áp dụng các chính sách xúc tiến đầu tư FDI ra nước ngoài chiến lược. Thứ tám, có chính sách cụ thể để tăng cường kết nối và tác động lan tỏa của DN FDI.
Ông Ousmane Dione nhấn mạnh, Việt Nam có cơ hội nâng cao giá trị trong nước để tận dụng được tối đa lợi ích từ nguồn vốn FDI và chuỗi giá trị toàn cầu, trên cơ sở đòi hỏi đẩy mạnh các liên kết trong nền kinh tế, bao gồm các lĩnh vực dịch vụ. Sự hỗ trợ của Chính phủ cần vượt ra khỏi những chương trình hoạch định để tháo gỡ khó khăn của DN trong nước khi liên kết với DN nước ngoài, giúp các DN này trở thành nhà cung ứng chất lượng.
Để thu hút mạnh FDI trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc thu hút, xúc tiến đầu tư phải chọn lọc, kiên quyết từ chối các dự án công nghệ thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, những dự án có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại.
Những địa phương khó khăn vẫn có thể thu hút dự án thâm dụng lao động nhưng phải bảo đảm các yếu tố về công nghệ, môi trường và tiết kiệm năng lượng; thận trọng trong việc đưa ra các cam kết, ưu đãi; chú ý khâu thẩm tra, chấp thuận đầu tư, xem xét kỹ các yếu tố công nghệ, môi trường, quốc phòng an ninh.
“Đặc biệt lưu ý phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai; tăng cường quản lý, giám sát, hỗ trợ đầu tư, cải thiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đảm bảo sự liên thông và tổ chức thực thi hiệu quả của các cơ quan chuyên môn tại địa phương”, Bộ trưởng nhấn mạnh và nói thêm rằng, kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”; kiểm soát, ngăn chặn chuyển giá ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, nâng khống giá trị máy móc thiết bị.
Đồng thời, đẩy mạnh kiểm toán tổng mức đầu tư, định giá tài sản hình thành sau đầu tư, giám định độc lập về giá, chất lượng máy móc, thiết bị, thẩm định giá công nghệ; ngăn ngừa, xử lý các vi phạm về môi trường...
Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo, Bộ Chính trị thông qua Đề án thu hút FDI Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 4/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục tìm cách thu hút các nhà đầu tư, các chuỗi cung ứng đang tìm cách di chuyển khỏi các nước vào Việt Nam, trong đó có việc trình Bộ Chính trị Đề án thu hút FDI (Ngày 5/7/2019, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo,Bộ Chính trị đã quyết định ra nghị quyết chuyên đề về vấn đề quan trọng này). Thủ tướng nêu rõ tinh thần lớn trong thu hút FDI là phải có chọn lọc, chú trọng vào các tập đoàn hàng đầu thế giới, có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Thủ tướng cũng thông báo, sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt đón làn sóng FDI mới vào Việt Nam. Cần đưa ra các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư. |
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.