Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 12 năm 2008 | 1:35

Cần có chế tài ngăn chặn nạn làm hàng giả

Thủ đoạn của bọn sản xuất kinh doanh hàng giả là bắt chước kiểu dáng, mẫu mã của các thương hiệu uy tín.

Theo thống kê, năm 2007 cả nước phát hiện và xử lý hơn 1.820 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Sáu tháng đầu năm 2008, đã có 1.100 vụ bị phát hiện xử lý. Gian thương làm hàng giả trên tất cả các loại hàng hoá, từ rượu, bia, nước hoa đến quần áo, hàng tiêu dùng, thuốc trừ sâu... Riêng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tình trạng phân bón giả đang là nỗi lo thường trực đối với người nông dân. Điển hình là vụ Công ty TNHH Đại Nam Á ở Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) làm giả 20 tấn đạm; Công ty cổ phần Quốc tế Động Trung Đa Yếu Tố - Hà Nội (chi nhánh tại Lâm Đồng) làm giả hơn 1.500 tấn phân NPK... Đó là chưa kể hàng chục vụ sản xuất, kinh doanh cây giống, hạt giống giả làm cho lúa không trổ bông, ngô không cho hạt, đậu không ra hoa...

Đã đến lúc Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh và ban hành cụ thể các văn bản pháp luật với chế tài nghiêm minh làm cơ sở pháp lý đấu tranh với loại tội phạm kinh tế nguy hiểm này. Mặt khác, cần có chính sách đầu tư thích đáng để đào tạo nguồn nhân lực, trang thiết bị đo lường, kiểm định nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Các hành vi sản xuất, tàng trữ, tiêu thụ hàng giả phải được xử lý nghiêm minh. Đi đôi với hình thức xử lý của Nhà nước, các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng cũng cần nâng cao khả năng tự bảo vệ, cảnh giác với các thủ đoạn tinh vi của đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, kịp thời phát hiện tố giác với cơ quan chức năng về hành vi sản xuất, tàng trữ, tiêu thụ hàng kém chất lượng.

Ngô Minh Thuyên

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top