Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 6 năm 2022 | 21:34

Cần giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân xã Việt Hùng

Bà Ngô Thị Tâm (54 tuổi), thường trú tại xóm Thượng, khu Đoài, xã Việt Hùng (Đông Anh - TP. Hà Nội) phản ánh về việc một phần diện tích 106m2 của gia đình có nguồn gốc rõ ràng, đã sử dụng trên 30 năm nay.

Bà Ngô Thị Tâm (54 tuổi), thường trú tại xóm Thượng, khu Đoài, xã Việt Hùng (Đông Anh - TP. Hà Nội) phản ánh về việc một phần diện tích 106m2 của gia đình có nguồn gốc rõ ràng, đã sử dụng trên 30 năm nay, không có khiếu kiện nhưng UBND xã Việt Hùng và UBND huyện Đông Anh đang yêu cầu cưỡng chế bởi cho là... lấn chiếm đất nông nghiệp. Thực hư của sự việc thế nào?

Chính quyền sẽ xem xét giải quyết dứt điểm

Theo bà Tâm, trước năm 1954, các cụ thừa kế và giao cho bố chồng bà là cụ Nguyễn Cao Đẩu (đã mất) quản lý và sử dụng một mảnh ao và bụi tre, tổng diện tích 106m2. Đến năm 1990, cụ Đẩu cho vợ chồng bà thừa hưởng 106m2 ao và bụi tre rộng 08m, dài 13m do các cụ để lại, có hồ sơ cụ thể theo bản đồ 299. Thửa đất nằm trước mặt đường của thôn giáp nhà ông Nguyễn Cao Tùy và anh Nguyễn Tá Trường (Dĩnh); phía sau của đất hướng Bắc giáp nhà anh Ngô Văn Bình; chiều dài hướng Tây giáp nhà bà Công Thị Tửu; chiều dài hướng Đông giáp ngõ bà Ngô Thị Hà, ông Nguyễn Cao Khánh, Nguyễn Văn Chuyên”.

 

ce3805983b96f8c8a187.jpgCùng diện tích trên khu vực ao lớn với gia đình bà Tâm hiện nay đã có 02 hộ gia đình xây dựng nhà ở kiên cố và 02 nhà chưa xây dựng đã được cấp GCNQSDĐ.

 

“Năm 1990, khi bố chồng tôi là cụ Đẩu cho vợ chồng tôi thì vợ chồng tôi đã lấp ao và chặt bụi tre. Đến tháng 1/1993, vợ chồng tôi xây dựng ba gian nhà cấp bốn trên mảnh đất này mà không có kiện tụng hay bất kỳ tranh chấp với ai. Vợ chồng tôi kinh doanh nghiền ngô, xát gạo và bán thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, tôi và vợ chồng con trai thứ hai là Nguyễn Cao Công và hai cháu nội đang ở và sinh sống tại mảnh đất này, Nguyễn Cao Công đã nhập hộ khẩu tại địa chỉ trên”, bà Tâm chia sẻ.

Bà Tâm cho biết: “Điều lạ lùng là, hiện tại, tổng diện tích ao lớn cùng nhà tôi đã có 4 hộ gồm: ông Ngô Văn Trợ (đã xây dựng nhà 02 tầng); ông Ngô Văn Phán (đã xây nhà 04 tầng); bà Phạm Thị Lầu, bà Nguyễn Thị Tại chưa xây dựng nhà.

Đã 32 năm qua, gia đình tôi sinh sống trên mảnh đất trên. Tôi không nhận được bất cứ văn bản nào hay quyết định xử phạt nào của UBND huyện Đông Anh là chiếm đất của xã. Nhưng ngày 24/3/2022, UBND huyện Đông Anh ra Quyết định số 2023 xử phạt hành chính gia đình tôi 4.000.000 đồng trong khi 4 hộ cùng xây dựng trên diện tích ao lớn lại không bị bất cứ xử phạt nào. Ngày 6/5/2022, UBND huyện Đông Anh ra Quyết định số 3670 về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính với gia đình tôi”.

Theo bà Tâm, việc UBND huyện Đông Anh có quyết định xử phạt hành chính với gia đình và đòi thu hồi đất, ra quyết định cưỡng chế là làm trái với quy định của Nhà nước theo Điều 13, Nghị định 47/2014/QĐ-CP, các khoản 1,2,3, Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

“Nếu UBND xã Việt Hùng và UBND huyện Đông Anh thực hiện việc thu hồi toàn bộ khu vực đất ao lớn để phục vụ các công trình dự án Nhà nước thì gia đình tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương chung theo quy định của pháp luật. Nhưng, việc thu hồi và đền bù phải được thực hiện tại tất cả các hộ dân sinh sống trên khu vực ao lớn, gia đình tôi mới đồng ý, chứ không chỉ mỗi việc thực hiện thu hồi phần đất của nhà tôi”, bà Tâm nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Sáng, Chủ tịch UBND xã Việt Hùng, cho biết: Đối với gia đình bà Tâm, xã đã trao đổi nhiều năm nay. Bản chất, về phần đất bà Tâm ở trước đây là đất ao, trước đó các cụ gia đình bà Tâm có mua lại, sau này giao cho bố chồng bà Tâm là cụ Nguyễn Cao Đẩu quản lý và chuyển lại cho vợ chồng bà Tâm sử dụng tới nay. Việc lấn chiếm ao thì phía UBND xã có hồ sơ báo cáo lên UBND huyện Đông Anh và có ra quyết định xử phạt, cưỡng chế với hộ bà Tâm, việc thu hồi phần đất của bà Tâm để thực hiện dự án khu vui chơi cộng đồng xóm…

“Còn việc ông Ngô Văn Trợ (đã xây dựng nhà 02 tầng); ông Ngô Văn Phán (đã xây nhà 04 tầng); bà Phạm Thị Lầu, bà Nguyễn Thị Tại chưa xây dựng, nhưng 04 hộ này đã được cấp GCNQSDĐ. Về bản chất, các hộ dân ở đây có quá trình mua đi bán lại với người dân khác”, ông Sáng nói.

Ông Nguyễn Văn Thiềng, Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh, cho biết: “Đối với đơn thư lần 02 của gia đình bà Ngô Thị Tâm sinh sống tại xã Việt Hùng, chúng tôi đã tiếp nhận và báo cáo lãnh đạo UBND huyện để giao cho các phòng ban chuyên môn giải quyết dứt điểm”.

Luật sư nói gì về sự việc?

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), cho biết: “Trước đây, theo quy định tại Luật Đất đai 1987 và Luật đất đai 1993 thì quyền sử dụng đất không được thừa kế và tặng cho. Chỉ được phép thừa kế, tặng cho và thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản trên đất. Vì vậy, trường hợp bố chồng bà Tâm tặng cho quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà vào thời điểm 1990 là không đúng với quy định của pháp luật tại thời điểm đó. Vậy nên, bố chồng bà Tâm không thể thực hiện giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà Tâm.

 

f1ef2f871e89ddd78498.jpgThạc sỹ, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

 

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 100, Điều 101, Luật Đất đai 2013 thì trường hợp của gia đình bà Tâm vẫn đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật”.

Cùng với đó, luật sư Hùng nhấn mạnh, căn cứ các chi tiết vụ việc mà gia đình bà Tâm cung cấp thì đối với việc UBND huyện Đông Anh ra quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế thửa đất của gia đình là chưa đúng quy định pháp luật.

Theo như gia đình bà Tâm trình bày thì gia đình bà đã sử dụng ổn định và lâu dài thửa đất đó từ năm 1990 và không xảy ra tranh chấp liên quan đến thửa đất đang sử dụng. Điểm a, Khoản 1, Điều 99, Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này”.

Như vậy, theo như những căn cứ mà gia đình bà Tâm cung cấp thì gia đình bà hoàn toàn có căn cứ để được cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, quyết định phạt hành chính với lý do lấn chiếm đất nông nghiệp của UNBD huyện Đông Anh là chưa đúng với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do gia đình bà Tâm chưa đăng ký đất đai nên căn cứ theo Điều 17, Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, gia đình bà Tâm có thể bị xử phạt hành chính do không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi nêu trên có thể bị xử lý như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.

Ngoài ra, bị áp dụng các biện pháp khắc phục buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top