Nguyện vọng của chị Giang là mong cấp trên xem xét để sớm được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước.
Thời điểm năm 1999, gia đình chị Lưu Thị Giang ở xóm Na Mom, xã Châu Thái (Qùy Hợp-Nghệ An) có cuộc sống vô cùng khó khăn, nhà cửa dột nát, tài sản trong nhà không có gì đáng giá.
Chị đem tất cả giấy tờ, hồ sơ xuất ngũ của mình đưa cho ông Lô Văn Phương, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh xóm Na Mon để nhờ làm hộ chế độ. Sau đó ít năm, chị Giang vẫn chưa được hưởng chế độ và nghe trên loa truyền thanh của xã thông báo: Những người đã tham gia đóng góp nghĩa vụ quân sự lên UBND xã làm thủ tục để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Chị đến nhà ông Phương xin lại hồ sơ thì ông này bảo: “Tôi làm mất rồi”.
Chị Lưu Thị Giang
Trả lời phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Lê Văn Phương cho hay: “Làm gì có chuyện chị Giang gửi giấy tờ, hồ sơ cho tôi”. Tuy nhiên, ông lại khẳng định: “Tôi cũng đã đích danh đứng ra làm thủ tục gửi cấp trên hai lần nhưng chị Giang không được hưởng chế độ gì cả”.
Cũng theo ông Phương, hiện trong xóm Na Mom có người mất giấy tờ và có giấy tờ đều đã được hưởng chế độ 142 và 167.
Ông Lô Văn Phương, Chi hội trưởng CCB xóm Na Mom.
Được biết, chị Giang nhập ngũ tháng 12/1985, thuộc đơn vị Tổng kho 856; chức vụ: chiến sỹ. Sau khi đóng góp nghĩa vụ quân sự 3 năm, chị Giang xuất ngũ về địa phương ngày 30/8/1988. Sau đó, chị còn làm công nhân xí nghiệp gạch ngói thêm 3 năm nữa. Nguyện vọng của chị là mong mỏi cấp trên xem xét để sớm được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, bởi trong xóm Na Mon, nhiều trường hợp như chị đã được hưởng chế độ 142.
Không nhận hồ sơ của chị Giang sao ông Phương nói là đã “đích danh hai lần làm thủ tục gửi cấp trên cho chị để được hưởng chế độ?”. Cơ sở nào để ông Phương làm hồ sơ? Điều này liệu có bất nhất?
Hồ Ngọc
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.