Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 1 tháng 1 năm 2018 | 8:20

Cần sớm kiểm tra, xử lý xây dựng sai phép tại Sunset Villas & Resort

KTNT - Theo giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư Dự án “Bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp với khai thác du lịch sinh thái” có tên thương mại là “Sunset Villas & Resort” ở xóm Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn - Hòa Bình) được phép xây nhiều hạng mục nhưng chỉ cao tối đa 1 tầng. Tuy nhiên, nhiều căn hộ (giống biệt thự) cao 2 tầng đã được xây dựng không đúng với giấy phép được cấp, đang được chủ đầu tư rao bán.

Theo Giấy phép xây dựng số 1055/GPXD ngày 8/12/2016 thì các hoạng mục của dự án chỉ được phép xây dựng 1 tầng.

Ngày 21/03/2011, UBND huyện Lương Sơn có quyết định thu hồi 149.896,8m2 đất để giao cho ông Nguyễn Đình Thọ, thường trú: tầng 3, nhà D, tòa nhà Vinaconex 1, số 289A Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội thực hiện dự án: Bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp với Du lịch sinh thái tại xóm Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn. Thời hạn thuê đất đến hết ngày 31/8/2057.

Ngày 23/03/2011, đại diện UBND huyện Lương Sơn ký hợp đồng cho ông Thọ thuê đất có diện tích 149.896,8m2 để thực hiện dự án trên. Đến ngày 23/11/2016, UBND huyện Lương Sơn mới có Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, dự án bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái Sunset.

Tổng diện tích trên phạm vi nghiên cứu là 149.896,8m2. Mục tiêu chính của đồ án là bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, phủ xanh những khu vực đất trống trong dự án. Phân khu chức năng và đưa ra cơ cấu sử dụng đất phù hợp cho từng khu vực, xây dựng phương án quy hoạch kiến trúc cảnh quan, quy mô tầng cao, diện tích xây dựng và mật độ xây dựng phù hợp với tính chất của khu vực trồng rừng và bảo vệ rừng...

Ngày 8/12/2016, ông Nguyễn Văn Danh, Phó chủ tịch huyện UBND huyện Lương Sơn ký cấp Giấy phép xây dựng số 1055/GPXD cho ông Nguyễn Đình Thọ. Giấy phép ghi rõ nội dung: Tên công trình: Bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp khai thác du lịch sinh thái. Cấp, loại công trình: công trình dân dụng cấp III; do Công ty cổ phần Kiến trúc xây dựng cảnh quan xanh Việt Nam thiết kế.

Gồm các nội dung sau: Nhà hội thảo diện tích 250m2, chiều cao 10,3m, 1 tầng; Nhà sàn diện tích 350m2, chiều cao 8,87m, 1 tầng; Nhà hàng diện tích 200m2, chiều cao 10,3m, 1 tầng; khu bể bơi 4 mùa và café diện tích 250m2, chiều cao 10,3m, 1 tầng; Nhà lưu trú Rainbow diện tích 74m2, chiều cao 6,6m, 1 tầng, gồm 26 căn; Nhà lưu trú Country diện tích 74m2, chiều cao 6,25m, 1 tầng, gồm 56 căn. Bể bơi ngoài trời, đường giao thông nội bộ... Tổng diện tích xây dựng khu dịch vụ, khu lưu trú và đường giao thông là: 16.124m2.

Giấy phép nêu rõ: Các hạng mục cấp phép xây dựng yêu cầu chủ đầu tư thi công đúng vị trí, diện tích theo bản vẽ thiết kế và Quyết định số 3421/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND huyện Lương Sơn về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái SunSet tại xóm Cời.

Chủ đầu tư xây dựng nhiều căn hộ dạng biệt thự cao 2 tầng, sai so với giấy phép xây dựng.

Dự án Sunset Villas & Resort đang được quảng cáo rầm rộ với quy mô dự án có tổng diện tích lên đến 24ha, 80 căn biệt thự ven hồ và khu dịch vụ tiện ích đi kèm. Các căn biệt thự trong quần thể Sunset Villas & Resort có diện tích ở 100m2, trên khuôn viên 300 - 600m2, bao gồm cả sân vườn.

Mỗi căn biệt thự được thiết kế 2 tầng trên độ dốc trung bình từ 5 - 25 độ để có thể bao trọn tầm nhìn ra khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Theo các trang mạng quảng cáo thì giá chuyển nhượng từ 613 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/căn.

Có mặt tại thực địa, phóng viên nhận thấy dự án đang thi công dang dở, nhiều căn hộ giống biệt thự cao 2 tầng đang được chủ đầu tư hoàn thiện. Một khối lượng lớn đất đang tiếp tục được múc, san gạt. Theo tìm hiểu của phóng viên, đã có hiện tượng chủ đầu tư sang nhượng cho người khác với đủ loại diện tích lớn nhỏ khác nhau.

Như vậy, những căn biệt thự 2 tầng đang được chủ đầu tư xây dựng là chưa đúng với giấy phép xây dựng, chưa đúng với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 do UBND huyện Lương Sơn ban hành.

Trao đổi với phóng viên, ông Quách Cao Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dưng Hòa Bình, cho biết, dự án này chủ đầu tư không làm việc với sở Xây dựng về các thủ tục liên quan. Dự án do huyện cấp giấy phép xây dựng, trách nhiệm thuộc về UBND huyện. Huyện là cơ quan cấp phép nên phải kiểm tra, nếu có vi phạm phải xử lý. Hiện chưa thấy huyện Lương Sơn báo cáo về vụ việc về sở. Thời gian tới, chắc chắn phải kiểm tra, rà soát, xác minh lại thông tin. Nếu sai phạm thì xử lý vi phạm theo quy định.

Để nắm bắt chủ trương chỉ đạo, xử lý của UBND tỉnh Hòa Bình, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND tỉnh này. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Bùi Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, ngày 15/12/2017, Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình đã chuyển giấy giới thiệu, nội dung làm việc tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình để sở này làm việc với phóng viên về các nội dung có liên quan theo quy định.

Đề nghị, UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hoàng Văn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top