Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021 | 6:16

Cảnh báo chiêu lừa lập vi bằng để hợp thức hoá “đất ảo”

Vừa qua, Kinh tế Nông thôn nhận được phản ánh từ một số người mua đất tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh về sự việc bị một nhóm người sử dụng vi bằng để làm tin nhằm lừa bán đất chiếm đoạt tài sản.

Từ những văn bản thỏa thuận / biên bản giao nhận tiền thể hiện sự mua bán, giao dịch tiền để đánh tráo khái niệm bằng cách yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng giao nhận tiền tạo niềm tin…

Theo nội dung vi bằng số 6382/2019/VB-TPL do Văn phòng Thừa phát lại huyện Hóc Môn lập vào ngày 27/05/2019 thể hiện việc giao nhận số tiền 100 triệu đồng giữa ông Nguyễn Đức Thành (Ấp 6, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh) và ông Trần Văn Rạnh (Ấp 11, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh). Đây là số tiền còn lại cần thanh toán trong hợp đồng mua bán thửa đất số 64, tờ bản đồ số 12, có diện tích ngang 15 mét và dài 18 mét là 270 m² có địa chỉ tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh giữa hai cá nhân nêu trên.

Theo như thông tin ông Duy cung cấp việc mua phần đất này nhẩm mục đích đợi chính sách cho tách thửa sang tên của UBND huyện Củ Chi vì diện tích đạt tiêu chuẩn được tách thửa theo qui định, do đó ông Nguyễn Đức Thành đã sử dụng nội dung vi bằng nói trên để tiến hành bán mảnh đất này với ông Nguyễn Đoàn Trung Duy (phường 25, quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh). Tin tưởng vào nội dung vi bằng thể hiện có việc giao dịch tiền mua bán đất cũng như ông Duy đã có bạn bè mua đất từ ông Rạnh, bên cạnh đó bạn ông Duy có điện thoại cho ông Rạnh (Chủ đất) để kiểm chứng thì ông Rạnh thừa nhận có việc mua bán này nên ông Duy đã giao số tiền 300 triệu đồng cho ông Thành để hoàn thành thủ tục mua bán thửa đất nêu trên, để tạo dựng chứng cứ cho việc giao nhận tiền hợp lệ thì ông Duy đã yêu cẩu thừa phát lại lập vi bằng số 6569/2019/VB-TPL để xác thực cho hoạt động giao nhận tiền này.

Bất ngờ hơn, cũng với cùng một mảnh đất đó, nhưng lại xuất hiện một vi bằng khác là vi bằng 5987/2019/VB-TPL cũng thể hiện sự giao nhận số tiền 300 triệu đồng của một cá nhân khác là ông Huỳnh Quốc Thái (Ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh) với ông chủ đất là ông Trần Văn Rạnh (Cũng là người chủ đất xuất hiện trong vi bằng 6382/2019/VB-TPL).

Sau đó, ông Huỳnh Quốc Thái đã sử dụng nội dung vi bằng nói trên để tiến hành bán mảnh đất này với bà Nguyễn Thanh Hằng (Dưỡng Điềm, Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vốn dĩ bà Hằng cũng đã mua đất từ ông chủ đất là ông Rạnh trước đó và sự miêu tả của ông Rạnh về phần đất nêu trên là đối diện với phần đất mà ông Rạnh đã bán cho bà Hằng, cũng với niềm tin đó và tin tưởng vào vi bằng do ông Thái đưa ra, nên bà Hằng đã giao số tiền 300 triệu đồng cho ông Thái, Cùng mục đích như ông Duy khi bà Hằng mua phần đất này là đủ diện tích để tách sổ ngang 20 mét và dài 25 mét = 500 m², để đảm bảo cho việc giao nhận tiền đúng theo pháp luật cũng như tọa dựng chứng cứ, nên bà Hằng có yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng số 6287/2019/VB-TPL.

…Đến “mảnh đất ảo” với sự cấu kết có tổ chức để "lừa đảo"?

Một thời gian sau, do nhu cầu xây dựng nhà ở, ông Duy đã yêu cầu ông Thành cùng đến gặp ông Rạnh (chủ đất) để hỗ trợ làm thủ tục xây dựng. Thế nhưng, ông Thành nhiều lần liên tục tránh né khiến ông Duy đặt ra nhiều nghi vấn về sự tồn tại của mảnh đất này. Cũng trong thời gian đó, ông Duy được nhiều người dân cho biết mảnh đất thực tế trên đã bị ông chủ đất là ông Rạnh cầm cố ở ngân hàng từ lâu. Bức xúc trước sự tránh né của ông Thành, cũng như những thông tin xấu về mảnh đất mình vừa bỏ tiền ra mua, ngày 02/11/2020 ông Duy đã làm đơn gửi chính quyền ấp 6, xã Tân Thạnh Đông về sự việc này.

Đất ông Rạnh lập khống vi bằng cho ông Thành và ông Thái
Phần đất ông Rạnh lập khống vi bằng cho ông Thành và ông Thái (ảnh: P.V)


Cho đến ngày 24/01/2021, tại ấp 6 buổi hoà giải được tiến hành giữa các bên. Đến lúc này, ông Duy mới tá hoả khi biết rằng vi bằng mà ông Thành sử dụng để làm tin với ông Duy là một vi bằng hợp thức hoá việc giao nhận tiền, trong đó ông Rạnh cũng thừa nhận tất cả những vi bằng đều là lập khống theo lời đề nghị từ phía ông Thành, và một người nữa là ông Thái, còn sau đó hai ông này sử dụng vi bằng kia để làm gì thì ông Rạnh không biết. Cũng tại buổi hòa giải ghi nhận chứng cứ này, chính ông Thành đã thừa nhận : “Tôi không biết gì hết, tôi chỉ đứng tên thế cho ông Huỳnh Quốc Thái và việc lập khống vi bằng giữa ông Rạnh và tôi là tạo sự tin tưởng cho bên mua là ông Duy. ”

Đến lúc này, trong buổi hoà giải ông Duy có yêu cầu ông Thành trả lại số tiền 300 triệu đồng đã đưa cho ông Thành, nhưng ông Thành cho rằng không có khả năng trả lại số tiền trên.

Qua đó ông Duy và bà Hằng có đơn kêu cứu đến các cơ quan báo đài nhở can thiệp làm rõ nội tình vụ việc: Theo chân phóng viên, chúng tôi đã đến nhà ông Thành và ông Thái để tìm hiểu vụ việc thì gia đình hai ông cho biết, ông Thành và Thái đã bỏ đi đâu không biết.

Qua sự việc trên, những nạn nhân là ông Duy và bà Hằng chỉ vì nhẹ dạ cả tin, vô hình chung đã tạo cơ hội cho hai người là ông Thành và ông Thái sử dụng chứng cứ “khống” để chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều người dân trong việc mua bán tài sản có giá trị lớn, đừng vì quá tin tưởng mà đã vội vàng giao tài sản cho những kẻ "lừa đảo"?

Được biết, ông Duy cũng như bà Hằng đã làm đơn gửi đến nhiều cơ quan chức năng có liên quan để cầu cứu, mong lấy lại được tiền của mình.

Cần hiểu rõ chức năng của vi bằng tránh nhầm lẫn với những chứng cứ, giấy tờ khác trong thực hiện giao dịch.

Từ năm 2017 trở về trước, trong nhiều giao dịch mua bán bất động sản nhiều người đã vô tình ngầm hiểu hình thức lập vi bằng là giao dịch mua bán nhà và đất. Sau khi thực hiện việc giao dịch hết các phần tách nhỏ của một thửa đất với sự chứng kiến lập vi bằng, thì người chủ đất vẫn có thể giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó họ có thể đem vay nợ cầm cố ngân hàng hoặc tiếp tục thực hiện những giao dịch bất động sản khác mà hệ thống các văn phòng Thừa phát lại không thể kiểm soát được như các văn phòng Công chứng (Sau khi ký Công chứng thì hồ sơ được thiết lập trên hệ thống nên không ký tiếp tục được nữa).

Lợi dụng sơ hở này nhiều cò đất và những kẻ lừa đảo đã sử dụng vi bằng như một công cụ để kiếm chát. Cò đất thì đánh tráo khái niệm giữa lập vi bằng và ký công chứng (Đều từ uy tín của những văn phòng được Nhà nước uỷ quyền), nhưng trên thực tế hai hình thức này là hoàn toàn khác nhau. Từ đó khiến cho người mua hiểu nhầm rằng mình đang thực hiện giao dịch trên một miếng đất đã được công chứng. Bên cạnh đó, đối với những kẻ lừa đảo, chúng thường mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất photo của một người nào đó, hoặc lập khống bản vẽ một khu đất rồi dẫn dắt khách hàng đến giao dịch, thành ra mua bán nhà đất ảo không có thật.

Trước những vấn đề trên, trong tất cả các văn bản hồ sơ vi bằng đều phải nêu rõ nội dung giao nhận tiền, đồng thời cũng có nội dung cảnh báo “Thừa phát lại chỉ chứng nhận việc giao nhận tiền, việc mua bán nhà đất hai bên tự chịu trách nhiệm, bên cạnh đó việc giao nhận tiền sẽ đảm bảo về mặt chứng cứ tại tòa nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên ”. Vi bằng không phải là cơ sở để xin xác lập quyền sở hữu tài sản phát sinh từ việc giao nhận tiền này, thế nhưng, vì thói quen đọc lướt, đọc nhanh mà vô tình nhiều khách hàng đã bỏ qua những cảnh báo này và vô tình lọt vào bẫy của những kẻ lừa đảo.

Đối với đề tài trên, Kinh tế Nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong những số tiếp theo.

Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top