Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 11 năm 2016 | 8:37

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tại một số tỉnh, thành phố từ đầu năm 2015 đến nay đã xảy ra 80 vụ lừa đảo gây thiệt hại lên tới 30 tỷ đồng.

Theo Công an tỉnh Bình Phước, gần đây tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp trong cả nước. Tại một số tỉnh, thành phố từ đầu năm 2015 đến nay đã xảy ra 80 vụ lừa đảo gây thiệt hại lên tới 30 tỷ đồng. 

canh giac voi cac chieu tro lua dao chiem doat tai san  hinh 1
Các đối tượng giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi vào máy điện thoại cố định, di động của bị hại nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (Ảnh minh họa).

Cụ thể, thủ đoạn gây án của các đối tượng là: Bằng các chiêu thức giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để gọi vào máy điện thoại cố định, di động của bị hại. Qua đó, thông báo về hành vi của một số đối tượng câu kết với cán bộ Ngân hàng lấy thông tin cá nhân để rút tiền trong tài khoản.

Do đó, yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền của bản thân vào một tài khoản chỉ định với lý do nhằm xác minh, xem xét bảo vệ tiền gửi của khách hàng.

Những đối tượng lừa đảo hứa sau 24 giờ sẽ trả lại nếu không có vấn đề liên quan xảy ra. Sau khi bị hại chuyển tiền vào tài khoản chỉ định, các đối tượng lập tức chuyển qua tài khoản khác và rút tiền mặt.

Hiện việc phá án tỷ lệ thành công rất thấp, bởi đối tượng dùng phần mềm máy tính để gọi điện thoại cho bị hại, việc truy tìm dấu vết qua mạng gặp rất nhiều khó khăn. 

Để chủ động phối hợp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, khám phá và hạn chế mức thấp nhất hậu quả do loại tội phạm này gây ra, Công an tỉnh Bình Phước yêu cầu tăng cường phổ biến phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tội phạm; khuyến cáo người dân không cho người khác mượn, thuê tài khoản cá nhân để phục vụ thanh toán, chuyển tiền; khi phát hiện thông tin lập tức báo cơ quan Công an để kịp thời xử lý. 

Công an tỉnh Bình Phước cũng phát đi khuyến cáo, người dân cảnh giác đối với việc giả danh là người nước ngoài thông qua các trang mạng như Facebook, Twitter, Zalo… để làm quen với các nạn nhân, chủ yếu là nữ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Thời gian qua, trên địa bàn đã xảy ra vụ việc giả danh là người nước ngoài thông qua các trang mạng như Facebook, Twitter, Zalo… làm quen với các nạn nhân, chủ yếu là nữ. Sau đó, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các chị em để chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chuyển quà cho bị hại. Đồng thời, yêu cầu bị hại chuyển tiền và thanh toán cước phí hải quan để nhận quà./. 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top