Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020 | 11:10

Cảnh giác với chiêu trò “bán hàng tri ân”

Nhiều người chỉ vì ham “khuyến mại khủng” mà sập bẫy, mua phải hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc dẫn đến “tiền mất, tật mang”.

t44.jpg
Đối tượng nhắm đến để lừa đảo chủ yếu là người cao tuổi.

 

“Tặng mà không bán”

Giữa tháng 11/2020, tại  thôn Trước, xã Tân Tiến, TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), xuất hiện một số đối tượng lạ tuyên truyền về an toàn phòng chống cháy nổ gas. Họ nhờ địa điểm của một gia đình, nhờ chủ nhà gửi giấy mời, hứa hẹn tặng quà cho từng người tham dự.

Với thủ đoạn rất tinh vi, họ chào bán dây dẫn gas giá 150.000 đồng/dây, nhưng họ chỉ bán cho 3 người, thu tiền xong lại trả cho người mua (gọi là để tri ân). Họ lại rao bán thớt kính chịu lực giá 150.000 đồng/chiếc, thu tiền và cũng trả lại người mua.

Đánh trúng vào tâm lý “ham của tặng”, nhiều người  háo hức muốn mua hàng, họ giới thiệu chảo điện đa năng, giá bán 2,6 triệu đồng, cũng vẫn chiêu trò cũ, nhiều người muốn mua, nhưng họ chỉ bán cho một người và vẫn trả lại tiền...

Cuối cùng, họ chào bán bếp gas gọi là bếp âm hồng ngoại, trị giá 2,7 triệu đồng/chiếc, số lượng có hạn, ai không mua nhanh sẽ không có cơ hội.

Những tưởng sẽ lại được “tri ân”, nhiều người không mang đủ tiền cũng cố vay để mua. Lần này, thu tiền xong, những người lạ lẻn đi mất. Tổng số tiền người dân đã mua hàng hơn 64 triệu đồng.

Cũng với chiêu trò tương tự xảy ra tại huyện Tân Yên (Bắc Giang), với chiêu tặng quà khi tham dự, thu mua bếp gas cũ, đổi bếp cũ lấy bếp mới.

Sau khi dụ dỗ được nhiều người “nhẹ dạ, cả tin”, họ chuồn êm sau khi thu được hàng chục triệu đồng với việc bán bộ sản phẩm bếp gas với giá 2,7 triệu đồng, nhưng thực tế chỉ có giá vài trăm nghìn đồng.

Còn tại thị trấn Bố Hạ (Yên Thế - Bắc Giang), các đối tượng cũng tiến hành giới thiệu bếp thông minh cao cấp dùng năng lượng mặt trời, ưu tiên cho các hộ có thương binh, bệnh binh và là gia đình chính sách... độ tuổi từ 70 trở lên. Ai mua bếp 5,49 triệu đồng sẽ được tặng thêm bộ nồi và một tivi trị giá 3,5 triệu đồng. Chưa có đủ tiền mặt, có người tạm thanh toán trước 3,5 triệu đồng để nhận bếp, tivi sẽ nhận sau.

Với chiêu trò này, nhiều người đã vay tiền để mua cho bằng được sản phẩm bếp có tặng kèm bộ nồi và tivi, kết quả, bếp đã mua có giá bán thị trường chỉ 300.000 - 400.000 đồng, không phải là năng lượng mặt trời và tivi cũng không có vì bên bán đã một đi không trở lại.

Không chỉ có hàng tiêu dùng được các đối tượng này sử dụng chiêu trò “tặng mà không bán” mà cả đối với sản phẩm là thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc chữa bệnh... không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá cao sau những lời mời chào ngọt ngào và chiêu khuyến mãi có vẻ rất hấp dẫn.

Vỡ lẽ hàng “dởm”

Người viết bài này đã từng được chứng kiến cảnh hàng trăm người chủ yếu là phụ nữ, người cao tuổi đến tham dự một cuộc hội thảo, nhưng thực chất là một buổi giới thiệu sản phẩm để rồi với chiêu trò khuyến mại tặng quà, sau một thời gian đánh đúng tâm lý nhóm người này đã bán được nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, không tem nhãn mác, không giấy bảo hành, thậm chí nếu có tem nhãn mác thì cũng là những loại nhãn mác của sản phẩm không bao giờ có trên thị trường. Khi đem hàng về mọi người mới vỡ lẽ là những sản phẩm đó đều là... hàng “dởm”.

Bà T.D.Y. (60 tuổi, trú Cam Lộ - Quảng Trị ) đã nhận được một phiếu quà tặng có nội dung: Ngày 27/5, nếu đến Trung tâm tiệc cưới V.A. (ở TT.Cam Lộ) sẽ nhận được 1 thùng mì ăn liền. Đúng hẹn, bà đến nơi và được mời chào mua các sản phẩm mới, chất lượng cao kèm khuyến mãi “chưa từng có”. “Họ bảo, nếu ai mua không hài lòng thì trả lại, còn để lại số điện thoại để gọi, nhân viên đến tận nhà hỗ trợ”, bà Y. kể.

Tin lời, bà Y. chọn mua 1 nồi cơm điện (giá 2 triệu đồng), một lát sau “ban tổ chức” bất ngờ trả lại tiền và tặng luôn bà cái nồi. Khi ra về, bà Y. được hướng dẫn nộp 250.000 đồng để nhận 3 phiếu: tri ân nồi cơm, tri ân áp suất, tri ân chảo. “Ban tổ chức” còn thông báo buổi sáng chỉ mới “nháp” khuyến mãi 100 triệu đồng, còn buổi chiều sẽ “làm lớn” với giá trị khuyến mãi hơn 400 triệu đồng.

Thấy “hấp dẫn”, buổi chiều bà Y. cùng hàng trăm người dân ở H.Cam Lộ kéo đến Trung tâm tiệc cưới V.A, nhiều người bỏ tiền triệu mua hàng. Riêng bà Y. mua thêm 1 cái nồi áp suất (giá 2,2 triệu đồng). Cuối buổi, bà Y. muốn trả hàng lại nhưng tìm mãi không thấy “nhân viên” đâu nữa. Nhiều người khác cũng bật khóc khi lỡ mua nhiều hàng nhưng không tìm được ai để trả lại…

Cảnh giác với chiêu trò

Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng VP Luật sư Hải Chi, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, cho biết: Hình thức lừa đảo theo kiểu “đóng thuế nhận quà tặng” hay “khuyến mại khủng” phổ biến thời gian qua, mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng vẫn còn không ít người vì nhẹ dạ mắc bẫy tội phạm.

Luật sư Thắng cảnh báo, mọi người nên cảnh giác với những chiêu trò trên, không mắc bẫy những kẻ lừa đảo để tránh gây thiệt hại về kinh tế cho chính bản thân mình. Chính quyền và các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra đối với các hội thảo trá hình với mục đích để lừa đảo, nhất là vào những dịp cuối năm tại các vùng nông thôn.

 

 


 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top