Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 7 năm 2015 | 8:0

Cao Bằng, rừng già kêu cứu!

Gỗ sau khi khai thác, chuyển ra khỏi rừng, không chỉ chất đầy sàn nhà mà còn được các đầu nậu thu gom, “làm luật” với chính quyền, cơ quan chức năng rồi ngang nhiên tập kết, mua bán, vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ trước sự ngỡ ngàng của người dân.

Đi sâu tìm hiểu tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ lậu trái phép ở Cao Bằng, nhiều câu chuyện được hé mở từ những súc gỗ trong nhà dân.

Kỳ 1: Ngụy trang cho gỗ lậu

Dọc tuyến đường đi các xã Nam Quang, Tân Việt, Nam Cao của huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), hầu hết những ngôi nhà sàn được dựng bằng gỗ nghiến, sấu… Dưới sàn nhà, từng khối gỗ đã được xẻ thành từng thanh, tấm vuông vắn cũng xếp kín.

Những tấm gỗ quý được ngụy trang dựng nhà hay cất kỹ trong kho.

Được giá bán cả nhà

Trong vai sinh viên nghiên cứu văn hóa nhà sàn tại các bản làng vùng cao, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều bà con ở các xã Nam Cao, Nam Quang. Hầu hết nhà sàn ở đây được dựng từ khoảng 5 năm trước. Bởi, lúc đó gỗ rất nhiều, giờ do tình trạng lấy gỗ làm nhà rồi bán đã khiến nguồn tài nguyên gỗ giảm đi đáng kể.

Theo quan sát, dọc tuyến đường liên xã chỉ toàn núi đá, những cây còn sót lại chủ yếu là cây nhỏ, cây cong và cỏ lau mọc um tùm, cây gỗ lớn còn lại chỉ là đa, loài cây mà theo phong tục của đồng bào thì không ai dám động đến.

Ông M.V. T., người dân xã Nam Quang, cho biết: “Bây giờ bà con làm nhà chủ yếu là gỗ xoan, sấu, nếu có nhiều tiền thì làm bằng nghiến, những loại gỗ này trong rừng sâu cũng không còn nhiều. Các loại gỗ khác quý hơn như kháo đá, dạ hương, thậm chí cả gốc rễ cũng hiếm, do thương lái bên Trung Quốc thu mua nhiều”.

Ông T. dẫn chúng tôi về ngôi nhà được dựng toàn bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương. Sau khi quan sát kỹ ngôi nhà, chúng tôi hỏi: “Nếu có người mua ông có bán không?”, ông T. nói: “Mua nhà à, được giá bán luôn. Có người trả 200 triệu rồi nhưng tôi không bán, bây giờ gỗ hiếm nên giá đó quá rẻ”.

“Bây giờ chỉ mua nhà cũ thì mới vận chuyển được, vì khi cơ quan chức năng kiểm tra thấy có mạng nhện bám hoặc những mảng khói đen bám vào. Nhiều nhà đục, đẽo rồi lắp thành khung, sau đó vận chuyển đi nơi khác bán là kiểm lâm bắt ngay. Ở mấy xã gần đây người ta đang dự trữ rất nhiều gỗ để làm nhà, được giá là họ bán đó”, ông T. bày cách mua bán nhà và khoe hầu như nhà nào cũng có gỗ quý.

Từ thông tin ông T. tiết lộ, chúng tôi được biết tại các xã Nam Cao, Nam Quang, Tân Việt, hầu như nhà nào cũng để gỗ tại nhà, chủ yếu là gỗ nghiến, sấu, khi có người mua họ sẵn sàng bán. Gỗ được xẻ thành cột nhà, xà, kèo và rất nhiều ván.

Theo quan sát, ven con đường liên xã của 3 xã này hầu như nhà nào cũng có gỗ, nhà ít thì vài thanh, nhiều lên đến cả chục khối. Không chỉ ở trong dân mà ngay trước cửa UBND xã Nam Quang cũng có hàng trăm tấm ván gỗ thành phẩm được xếp chồng lên nhau, phủ bạt kín.

Xây chợ cũng bằng gỗ

Từ thông tin mà chúng tôi có được thì xã Nam Cao là “thủ phủ” nghiến của các huyện phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng. Được biết, tại xã này, tình trạng phá rừng lấy gỗ vẫn thường xuyên diễn ra (?!).

Cách thị trấn Pác Miầu khoảng 30km, dọc con đường vào Nam Cao chúng tôi bắt gặp cảnh gỗ dạng ván, cột vuông được bày bán công khai ven đường hoặc chất đống để bán như mớ rau ở các khu chợ phiên vùng cao.

Theo giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi vào khu chợ của gia đình ông Đặng Văn Nam, vợ là bà Đặng Thị Diệt, ở thôn Tông Phượng, xã Nam Cao. Ông Nam, bà Diệt có con trai tên là Tá, làm trưởng thôn. Qua tìm hiểu được biết, ông Nam là một trong những tay thu mua, buôn bán gỗ có tiếng ở đất này.

Ngôi nhà của ông Nam gồm 4 gian được làm toàn bằng gỗ, khắp trong nhà, ngoài sân đâu cũng thấy gỗ nghiến, gỗ đã được xẻ thành ván, cột nhà, sập và khuôn bao cửa. Ước tính, số lượng gỗ tại nhà ông Nam lên đến cả trăm mét khối.

Chúng tôi vừa quan sát, vừa ghi hình hai gian nhà làm kho chứa gỗ, một gian để gỗ dạng sập, một gian để khuôn bao cửa với số lượng lên đến vài trăm thanh, nhìn bên ngoài không thể biết được bên trong nhà là một kho gỗ lớn.

Khi được hỏi về xuất xứ của kho gỗ này, bà Diệt cho hay: “Gỗ nghiến ở đây bây giờ hiếm lắm, gỗ này mua của người dân ở các thôn bên trong và gia đình đi xẻ trong rừng về nữa”.

Trước cửa nhà ông Nam là một khu chợ được dựng toàn bằng gỗ, qua trao đổi với bà Diệt, chúng tôi được biết, gia đình ông bà xây dựng khu chợ này với diện tích hàng nghìn mét vuông, khoảng 30 gian bán hàng cho những người buôn bán thuê. Tất cả đều được làm bằng gỗ, ván lát cũng bằng gỗ, dưới những tấm ván đó rất nhiều thanh gỗ dạng khuôn cửa, hiên nhà được xếp chồng lên nhau. Toàn bộ số gỗ khổng lồ trên đều thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Nam.

Những ngày ở Nam Cao chúng tôi được biết, hầu như tối thứ 7, chủ nhật nào cũng có vài xe gỗ chở từ đây ra thị trấn Pác Miầu.

Nhất Nam - Lê Hòa

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top